Bệnh gút ăn thịt vịt được không?
1. Bệnh gút ăn thịt vịt được không?
Bệnh gút được gọi là căn bệnh “nhà giàu” bởi bệnh chủ yếu xuất hiện do chế độ ăn nhiều đạm. Đông y gọi bệnh gút là bệnh thống phong. Đây là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể.
Thông thường axit uric thường được loạc và đảo thải qua thận. Nhưng khi axit uric tăng quá cao sẽ chuyển hòa thành các tinh thể tích tụ các vị trí trong cơ thể như bàn tay, ngón chân, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân… Nó gây nên tình trạng viêm, sưng, tấy đỏ ở những vị trí này.
Bệnh gút có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữa giới. Tuy nhiên, nam giới tuổi trung niên là đối tượng dễ mắc bệnh gút nhất.
Theo các chuyên gia, bệnh gút xuất hiện do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Chất này sinh ra từ sự phân hủy purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể. Purin được hấp thụ thông qua quá trình ăn uống, trong đó chủ yếu do ăn nhiều gan, nội tạng động vật…
Bệnh gút ăn thịt vịt được không? Người bị bệnh gút tuyệt đối không được ăn thịt vịt
Gút là bệnh lý nguy hiểm, nếu để lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng biến dạng, co cứng khó cử động hoặc teo cơ. Chế độ ăn uống quyết định phần lớn đến tình trạng bệnh. Nhiều người thường thắc mắc: mắc bệnh gút ăn thịt vịt có được không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó có chứa nhiều vitamin A, D, photpho… có lợi cho tim mạch, phổi, hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng chán ăn, suy nhược cơ thể, phù nề chân tay. Theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, khi ăn có tác dụng tư âm, dưỡng vị…
Tuy nhiên, thịt vịt không được xem là thực phẩm an toàn cho những người mắc bệnh gút. Bởi trong thịt vịt có chứa hàm lượng cao purine – chất làm lượng axit uric trong máu tăng cao dẫn đến các triệu chứng sưng, đau của bệnh gút.
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong 100g thịt vịt có chứa 138mg purin được chuyển hóa thành axit uric. Hàm lượng này quá cao không tốt cho người đang mắc bệnh gút, nhất là người bệnh mãn tính.
2. Người mắc bệnh gút nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người mắc bệnh gút nên có một chế độ ăn ít chất béo, nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc… Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người mắc bệnh gút nên ăn:
- Bị bệnh gút nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch mà còn tốt cho cả những người mắc bệnh gút. Chất xơ trong rau, củ quả góp phần làm chậm quá trình hấp thụ đạm, làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành axit uric trong máu bệnh nhân.
Người mắc bệnh gút nên lựa chọn các thực phẩm giàu chấy xơ như: cà chua, củ sắn, dưa leo… nhằm hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa quá trình hấp thụ chất đạm, giảm sự hình thành axit uric.
Mặt khác, những thực phẩm giàu kali, cacbonhydrates cũng có khả năng làm giảm và thúc đẩy lượng axit uric trong máu rất tốt. Những chất này thường có nhiều trong cần tây, mì ống, gạo, súp lơ…
- Người bệnh gút nên uống nhiều nước
Bệnh gút ăn thịt vịt được không? Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể và đào thải bớt axit uric ra ngoài
Khoảng 70% cơ thể con người là nước và nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thanh lọc cơ thể. Những người mắc bệnh gút nên uống nhiều nước hơn người bình thường. Việc uống nhiều nước giúp đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp đào thải các chất độc hại và lượng axit uric dưa thừa ra bên ngoài.
Theo các chuyên gia, tối thiểu người mắc bệnh gút phải uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Nhưng lưu ý không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.
- Người bệnh gút nên uống nhiều nước khoáng
Không chỉ uống nước lọc, người mắc bệnh gút nên tăng cường uống nhiều nước khoáng. Nước khoáng ở đây là nước khoáng không có ga. Loại nước khoáng này có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa tại ống thận. Từ đó làm suy giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
Ngoài ra, để điều trị bệnh gút hiệu quả thì người bệnh luôn phải giữ tinh thần hưng phấn, thoải mái, không tạo áp lực cho bản thân, tránh stress để gian và thận làm việc có hiệu quả hơn.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm