Những người không nên ăn thịt vịt?

Trong thịt vịt có chứa nhiều các dưỡng chất như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K… Tuy nhiên, món ăn này lại không được khuyến khích với bệnh nhân viêm đường ruột, béo phì, cảm lạnh....
19/04/2018 18:14

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt được xem là món ăn phổ biến của những người dân trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo nghiên cứu, thịt vịt luôn tốt hơn các loại thịt đỏ.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Thịt vịt có tác dụng rất tốt cho cơ thể, chúng có thể giúp hỗ trợ bệnh tim mạch, điều trị lao phổi và ung thư. Những người bị suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít… ăn thịt vịt cũng có rất nhiều lợi ích.

nhung ai khong nen an thit vit

Những người không nên ăn thịt vịt? Những người bị cảm lạnh không nên ăn thịt vịt

Theo hội tim mạch, thịt vịt có tác dụng rất tốt cho tim vì giá trị dinh dưỡng cao của nó.

Trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt, thịt gà, thịt ngan tốt hơn nhiều so với thịt bò, thịt lợn hay thịt dê. Do trong thịt gia cầm, hàm lượng chất béo ít hơn so với thịt đỏ nhưng vẫn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Đặc biệt thịt vịt có tác dụng chống lại xơ vữa động mạch. Do trong máu các loại gia cầm, nhất là vịt thường chứa nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Nó còn rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể. Bởi thịt vịt có vị ngọt, tính mát nên có thể giúp khắc phục tình trạng  tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, ho khan, ít đờm, lao phổi, ho do phế âm hư, bổ huyết, sinh tân dịch (tạo nước)… ở những người bị suy nhược cơ thể sau bệnh.

Những ai không nên ăn thịt vịt

Người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt. Do nếu ăn có thể sẽ gây lạnh bụng, cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

Người bị dị ứng thịt vịt

Do thịt vịt chứa hàm lượng đạm cao nên có thể gây dị ứng với một số đối tượng. Nhiều người nếu ăn quá nhiều đạm sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Những người bị dị ứng thịt vịt sau khi ăn thịt vịt sẽ có các triệu chứng  ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.

Người bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng

Những người bị cảm thì cơ thể sẽ bị yếu và giảm sút chức năng tiêu hóa. Còn thịt vịt có lượng mỡ tự nhiên khá cao, chúng sẽ cản trở sự hấp thụ và không thể tiêu hóa. Do đó, nếu càng ăn nhiều sẽ khiến cơ thể càng trở nên tồi tệ hơn.

nhung ai khong nen an thit vit 1

Bệnh nhân bị viêm đường ruột, béo phì không nên ăn thịt vịt

Người bị cảm lạnh nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thịt vịt có tính hàn mà người bị cảm lạnh cơ thể đã bị hư hàn ở mức tổn thưởng. Nếu ăn thêm thịt vịt có tính lạnh, giống như động tác làm cho bệnh trở nên nặng.

Người bị bệnh viêm đường ruột, béo phì, xơ cứng động mạch

Đây đều là những người có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính. Theo Đông y, thịt vịt có tính ngọt vị mặn, ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn.

Những người đang mắc các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.

comment Bình luận

largeer