Có bầu ăn thịt vịt được không

Có bầu ăn thịt vịt được không? Theo nghiên cứu, có bầu ăn thịt vịt có tác dụng tốt với hệ tim mạch, bổ sung dưỡng chất cơ thể còn thiếu. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn thịt vịt ở mức độ vừa phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
02/03/2018 10:19

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt thông thường được lấy từ các loài vịt nhà. Thịt vịt được xem là món ăn phổ biến của người dân nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thịt vịt được xếp vào nhóm thịt trắng cùng với thịt ngan, thịt gà. Theo nghiên cứu, nhóm thịt luôn tốt hơn thịt đỏ (lợn, trâu, bò...).

Theo đông y, thịt vịt có tính hàn, hơi mặn, vị ngọt. Khi ăn thịt vịt có tác dụng bồi bổ cơ thể, lợi tiểu, giải nhiệt, tốt cho hệ tim mạch… Mặt khác, ăn thịt vịt còn có tác dụng hỗ trợ điều trị lao phổi, ung thư, chống suy nhược, chán ăn…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thịt vịt có chứa hàm lượng dưỡng chất rất cao. Người ta tìm thấy trong 100g thịt vịt có chứa đến 25g protein (cao hơn rất nhiều so với thịt bò, thịt lợn, thịt dê, trứng gà). Mặt khác, trong thịt vịt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như B1, B2, A, D, E, acide nicotic, canxi, photpho, sắt…

Empty

Có bầu ăn thịt vịt được không? Ăn thịt vịt tốt hơn thịt lợn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt, thịt gà, thịt ngan tốt hơn rất nhiều so với thịt bò, thịt lợn hay thịt dê. Bởi lẽ, trong thịt gia cầm hàm lượng chất béo ít hơn rất nhiều so với thịt đỏ nhưng nó vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Vì có giá trị dinh dưỡng cao nên thịt vịt được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: cháo vịt, vịt quay, vịt rang muối, vịt om sấu, vịt luộc… Ngoài ra, các thầy thuốc đông y còn kết hợp thịt vịt với một số vị thuốc để trở thành các bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, chán ăn, đổ mồ hôi đêm. Thịt vịt được xem là thực phẩm tốt cho sản phụ thiếu sữa, phụ nữ kinh nguyệt ít.

Hai tác dụng chính khi ăn thịt vịt là: hỗ trợ bệnh tim mạch, lao phổi, ung thư và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, món cháo vịt vừa có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể lại vừa cung cấp năng lượng giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

Tuy nhiên, do thịt vịt có tính hàn tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn thì không nên ăn thịt vịt. Cũng không nên chế biến thịt vịt cùng với mộc nhĩ, thịt ba ba hay thịt rùa đen.

Có bầu ăn thịt vịt được không?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, có bầu ăn thịt vịt khiến con sinh ra dễ bị ngứa ngáy, mẩn đỏ và mắc một số bệnh lý về da. Song cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh điều này là sự thật.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời kỳ dưỡng thai bà bầu có thể ăn thịt vịt. Bởi các tài liệu y học cổ cho hay, thịt vịt là một loại thuốc bổ thượng hạng. Ăn vào có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, lợi thủy, bổ hư. Một số sách y khoa cổ còn khẳng định, ăn thịt vịt có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch và giúp trấn định tâm thần.

Trong thịt vịt có chứa protein, chất béo, đường, viatmin B1, vitamin B2, canxi, natri, clo, sắt… đây đều là những vi chất mà cơ thể phụ nữ rất cần trong thời gian mang thai. Vậy nên, trong những tháng giữa thai kỳ bà bầu có thể ăn tăng cường thêm thịt vịt để thai nhi phái triển ổn định.

Trong thời gian dưỡng thai, thay vì ăn thịt vịt quay có chứa nhiều dầu mỡ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu có thể chuyển sang ăn cháo vịt đậu xanh, vịt nấu chao… để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng món ăn này giúp chống suy nhược, giảm tấm lý chán ăn, hạ sốt, đổ mồ hôi đêm hiệu quả.

Empty

Có bầu ăn thịt vịt được không? Bà bầu tuyệt đối không được ăn thịt vịt với mộc nhĩ vì có thể gây ra ngộ độc làm ảnh hưởng đến thai nhi

Phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối cũng có thể thêm thịt vịt và thực đơn của mình. Bởi thịt vịt ăn vào có tác dụng giảm phù nề, kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn.

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao song chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến nghị bà bầu nên ăn thịt vịt theo chỉ dẫn. Bà bầu chỉ nên ăn thịt vịt với hàm lượng vừa đủ để bổ sung lượng dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể. Mỗi tháng bà bầu chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa thịt vịt, nên ăn các món ăn từ thịt vịt có chứa ít dầu mỡ.

Với những bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu, trước khi ăn thịt vịt cần sơ chế cẩn thận, chế biến chín kỹ để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thịt vịt có mùi hôi khó chịu nên cần sơ chế kỹ trước khi chế biến. Bởi bà bầu trong 3 tháng đầu dễ bị dị ứng với các mùi khó chịu gây nên tình trạng nôn ọe, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cùng với việc ăn thịt vịt, bà bầu tăng cường ăn thêm các loại thực phẩm giàu dưỡng chất khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên ăn các loại rau củ xanh, hoa quả... và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giúp thai nhi phát triển ổn định nhất.

comment Bình luận

largeer