Bị ho phải kiêng thịt gà, tôm, rau cần: Đúng hay sai?
Thời điểm này, nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp, không ít phụ huynh thường thắc mắc rằng con mình nước mũi màu xanh, vàng có phải là nhiễm vi khuẩn, đã phải sử dụng kháng sinh?.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt ho là phản ứng tốt của cơ thể để đẩy các vật lạ ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ thể như gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, ảnh hướng đến sức khỏe.
Tiết trời lạnh sẽ làm trì trệ hoạt động lông chuyển ở niêm mạc mũi, gây ứ đọng niêm dịch tạo sự nhiễm trùng và tăng phản ứng viêm gây ra ho.
Khi bị ho, có thể là ho có đờm và ho không có đờm. Ho không đờm hay bị ở những người bị cảm cúm. Nếu ho kéo dài 1 tuần tới 10 ngày là ho cấp tính còn ho kéo dài trên 2 tuần là ho mãn tính.
Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Rất nhiều người quan niệm rằng khi bị ho không được ăn tôm, cua, thịt gà, rau cần, rau cải xoong, những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bị ho nặng lên.
Kiêng thịt gà, tôm khi bị ho đúng không? Ảnh minh họa
Theo PGS An các quan niệm, kiến thức dân gian lưu truyền là không có cơ sở. PGS An cho rằng người bệnh đang ho mà ăn cua, tôm, thịt gà, rau cần làm kích ứng thêm niêm mạc họng gây ho nhiều hơn.
Ngoài các thực phẩm trên, khi bị ho người bệnh cũng cần kiêng đồ lạnh. Vì đồ lạnh sẽ gây kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Ngoài ra, khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây tổn thương cho phổi mà bệnh ở phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho. Hạn chế đồ chiên rán lúc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
Vì thế, ăn đồ lạnh lúc này dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu bạn muốn sử dụng đồ trong tủ lạnh thì nên lấy nó ra một lúc cho hết lạnh rồi mới ăn.
Khi điều trị cho các bệnh nhân bị ho kích ứng bác sĩ vẫn dặn bệnh nhân hạn chế ăn cua, tôm, các chế phẩm từ lạc, rau cần. Tuy nhiên, thực phẩm kỵ trong điều trị ho cũng chỉ kiêng tương đối, nếu vẫn ăn tôm cần bỏ vỏ. Khị điều trị ho, người bệnh chủ yếu là làm sao giảm ho bằng cách đảm bảo giữ ấm được cơ thể.
Nếu cơ thể nhiễm lạnh sẽ ho nhiều lên. Vì vậy, khi điều trị ho với trẻ con hay người lớn đều phải hít không khí ấm. Trẻ nhũ nhi nên bật điều hòa ấm để mũi khô hơn, không bị ngạt mũi giúp đỡ ho hơn.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhi. (Ảnh minh họa)
PGS An cho biết yếu tố mùa ảnh hưởng rõ ràng tới tai mũi họng. Mùa hè tỷ lệ mắc bệnh chỉ bằng 1/3 mùa đông xuân. Nhất là mùa đông xuân ẩm thì virus lây truyền rất nhanh từ người này qua người khác qua đường thở. Các virus đều lây nhanh vào mùa đông, để phòng bệnh, PGS An khuyến cáo việc đầu tiên đó là phải đảm bảo cơ thể ấm, muốn cơ thể ấm cần mặc đủ, đi tất chân đầy đủ cho trẻ.
Về cơ thể, cần giữ ấm, nới quần áo cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 25 độ C phù hợp với trẻ. Còn bé nhũ nhi duy trì ở khoảng 27 độ. Ngoài ra, cần ăn đủ chất, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây bổ sung vitamin để cơ thể khỏe mạnh và chống chọi trong mùa đông lạnh.
Thứ hai, khi ra ngoài đường buộc phải đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang ngoài ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể còn giảm khí lạnh đi trực tiếp vào trong phổi giảm nguy cơ ho. Nếu không đeo khẩu trang phải có khăn che mũi.
Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh ô nhiễm. Nên tránh xa những người bị cảm cúm. Mặt khác, chăm sóc dinh dưỡng cho bản thân và gia đình là rất quan trọng, người bệnh không được hút thuốc, tránh tiếp xúc với bụi, khói, tránh hoạt động thể lực quá sức và đặc biệt là giữ môi trường sống trong lành.
Theo infonet
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm