Thịt chim bồ câu bổ dưỡng gấp 9 lần thịt gà

Trong những năm gần đây, bồ câu ngày càng trở thành món ăn yêu thích của mọi người vì đây là loại thịt lành mạnh, hơn nữa lại có vị ngọt, mềm, thơm và bổ dưỡng gấp 9 lần thịt gà.
29/09/2020 15:40

Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết. Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim, tiết chim...

Từ thời nhà Đường, người dân Trung Quốc đã sớm nhận ra được lợi ích của bồ câu và ví nó như "thuốc bổ thượng hạng", thậm chí người dân xứ Trung Hoa còn thuộc lòng câu nói "1 con chim bồ câu còn tốt hơn 9 con gà" hay "1 các thắng 9 kê".

chim bo cau

Thịt chim bồ câu có chứa hàm lượng protein cực cao.

Nếu biết được 4 lợi ích quý báu dưới đây khi ăn thịt bồ câu, chắc chắn bạn sẽ bổ sung chúng vào thực đơn hàng tuần.

1. Thịt chim bồ câu chứa lượng protein và khoáng chất vượt bậc

Theo thống kê, trong thịt chim bồ câu có chứa hàm lượng protein cực cao, tới 22% -24%, trong khi đó hàm lượng chất béo thấp, chỉ khoảng 1%, nhờ vậy loại thịt này vô cùng lành mạnh với người trung niên và người cao tuổi, béo phì...

Ước tính cứ 100g thịt chim bồ câu lại chứa tới 17,5g protein, ngang bằng với thịt bò là 18,8g/100gr. Tiêu thụ đủ lượng protein sẽ giúp ích cho sự phát triển của trẻ em và người lớn. Ngoài ra, protein còn có tác dụng hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, giúp tóc và móng tay chắc khỏe hơn...

Ngoài protein, chim bồ câu còn là nguồn dồi dào của 2 khoáng chất là selen và kẽm. Selen sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, tăng chức năng của tuyến giáp, giảm nguy cơ viêm khớp thấp khớp, bảo vệ da và tóc, phòng ngừa ung thư... Còn kẽm cũng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như tăng chức năng của hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, tăng tốc khả năng chữa lành vết thương, ổn định lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm ăn.

chim cau

Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ.

2. Bồi bổ gan thận, bổ khí, dưỡng huyết

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng thịt chim bồ câu có công dụng dưỡng gan, bổ thận, dưỡng khí, thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể... nên rất thích hợp cho các bệnh mãn tính, suy gan thận, chóng mặt, đau thắt lưng và đầu gối, khí huyết hư nhược, mất kinh, rong kinh...

3. Tăng cường trí nhớ và trì hoãn sự lão hóa

Thịt chim bồ câu rất giàu chất dinh dưỡng. Nếu tăng cường ăn loại thịt này, bạn có thể bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, đồng thời tăng sức sống cho tế bào da, tăng cường độ đàn hồi cho da nên có tác dụng làm chậm lão hóa và làm đẹp da hiệu quả.

4. Ngừa thiếu máu

Trong thực tế, chứng thiếu máu vô cùng nguy hiểm nhưng lại không ít người để ý, để phòng ngừa bệnh thì việc ăn các thực phẩm có tác dụng bổ máu là vô cùng cần thiết. Trong đó, thịt chim bồ câu được ví như "động vật bổ máu", nếu bạn tích cực ăn loại thịt này sẽ có tác dụng bổ máu hiệu quả, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau những chấn thương, đồng thời khỏe mạnh và ngừa bệnh tốt hơn.

5. Ngừa chứng xơ vữa động mạch

Bên cạnh phần thịt vì phần gan và xương của chim bồ câu cũng vô cùng bổ dưỡng. Phần gan chim có chứa choline, giúp cơ thể tiêu hao cholesterol và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch. Còn trong xương của loài chim này có chất làm tăng độ đàn hồi của da và cải thiện tuần hoàn máu rất tốt.

Lưu ý khi sử dụng thịt chim bồ câu

Thực phẩm dù tốt đến đâu cũng sẽ chỉ đem lại tác dụng tốt nếu chúng ta tiêu thụ trong liều lượng vừa phải. Ngược lại, nếu lạm dụng và ăn quá nhiều thịt chim thì cơ thể bạn có thể đối mặt với nhiều tác động xấu, nguyên nhân bởi hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu, đặc biệt là trong da rất cao, vì vậy tốt nhất là chế độ ăn cân bằng cùng các thực phẩm bổ dưỡng khác.

Đồng thời, khi ăn thịt bồ câu bạn cần tránh ăn cùng với nấm đầu khỉ, gan lợn, thịt lợn vì dễ gây đầy, chướng bụng.

Theo Trí thức trẻ

comment Bình luận

largeer