Bị rết cắn có sao không?

Bị rết cắn có sao không? Rết là loài động vật chân đốt có hình thù đáng sợ. Đây cũng là loài vật gây ra nhiều ca tử vong trên thế giới. Do loài vật này có độc và khi bị chúng cắn nếu không lý kịp thời nạn nhân sẽ bị trúng độc dẫn đến tử vong.
04/03/2018 23:18

Bị rết cắn có nguy hiểm không?

Rết là loài côn trùng chân đốt thuộc lớp Chilopoda có hình thù đáng sợ. Trong dân gian rết còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như: chữa trĩ ngoại, trị động kinh, uốn ván, co giật hoặc trị đau dây thần kinh ở mặt, trị viêm cột sống, chữa viêm tinh hoàn, chữa mụn nhọt, sưng đau vỡ loét,…

Tuy nhiên loài côn trùng tưởng như có ích này là chứa độc. Chất độc được chứa trong cặp vuốt ở vùng miệng. Do vậy khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thận chí là hôn mê.

bi ret can co sao khong

Bị rết cắn có sao không? Rết là loài có độc và nếu bị cắn bạn có thể gặp nguy hiểm nếu chất độc vào cơ thể nhiều

Kích thước con rết càng lớn thì khối lượng chất độc được bơm vào cơ thể càng nhiều và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng ngộ độc khi bị rết cắn

Tất cả các loài rết đều có độc và mức độ độc nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào số lần đót hay kích thước của chúng. Nếu nhẹ ta có thể xử lý vết thương tại nhà được. Tuy nhiên sẽ không xử lý tại nhà được nếu như có những triệu chứng ngộ độc sau:

- Triệu chứng tại cỗ có 2 vết răng, từ nhẹ đến nặng: Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau:

+ Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.

+ Có thể gây chảy máu nhưng thoáng qua.

+ Gây yếu cơ tại chỗ.

+ Nổi hạch.

+ Dị cảm.

+ Ngứa.

+ Phù.

- Với các triệu chứng toàn thân thì người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:

+ Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

+ Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

+ Viêm hệ bạch huyết, hạch to.

+ Thở nhanh, ho, đau họng.

Thông thường nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên thì có nghĩa bệnh nhân đã bị nhiễm độc nặng và chất độc đang phát tác. Hầu hết với những triệu chứng tại chỗ sẽ tự giảm dần trong 1-2 ngày. Còn những  triệu chứng toàn thân thì có thể kéo dài 4 – 5 giờ.

Bởi vậy khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kịp thời chữa trị. Đặc biệt tránh xoa bóp vùng da quanh vết thương bởi sẽ khiến cho chất độc phát tác nhanh hơn.

Nếu như bị nhiễm độc nặng do rết cắn mà không được điều trị kịp thời, chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê sâu.

Tuy nhiên nọc độc của nó chỉ có thể làm tê liệt thàn kinh đối với những loài côn trùng nhỏ không đủ mạnh để gây chết người. Hơn nữa phần lớn các vết cắn của rết là lành tính và thường từ khỏi hiếm khi để lại di chứng.

Cách chữa trị rết cắn?

Tùy vào từng trường hợp nặng hay nhẹ mà ta có những cách điều trị vết cắn của rết khác nhau.

- Nếu rết cắn vết thương nhỏ, không có độc bơm vào cơ thể thì bạn có thể dùng dầu gió để bôi vào vết thương là được.

- Nếu bị rết cắn mà cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: chóng mặt, ù tai, thậm chí là nôn mửa và co giật. Điều này chứng tỏ nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc.

Có nhiều loại thuốc dùng để chữa trị vết rết cắn. Bạn có thể đến các trung tâm y tế để được điều trị sớm nhất, nhanh để tình trạng thêm nặng.

bi ret can co sao khong 1

Bị rết cắn có sao không? Rết là động vật chân đốt có hình thù đáng sợ và chứa độc

Một số bài thuốc dân gian trị rết cắn

Dùng dãi gà

Dùng nước dãi gà để trị rết cắn là bài thuốc của người dân tộc Dao. Nước dãi gà có thể vô hiệu hoá nọc độc của rết và tiêu hoá con rết thành thức ăn ngon cho gà. Bởi vậy đây trở thành bài thuốc chữa rết cắn rất hiệu nghiệm. Các bạn thực hiện các bước như sau:

- Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy dây hay thứ gì để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) nhằm hạn chế nọc rết truyền về tim.

- Tìm bắt ngay một con gà, dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai hay ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt.

- Nếu không có gà thì phải tìm loài ốc ( ốc cạn hay ốc nước đều được)  thay thế bởi giữa loài ốc và loài rết cũng có một mối liên quan bí ẩn.

Những mẹo trị rết cắn khác:

- Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.

- Dùng tỏi đã giã nát để đắp vào vết cắn, vết cắn sẽ rất nhanh hết đau nhức.

- Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.

- Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.

- Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.

- Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.

- Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.

- Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.

- Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.

- Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

- Bắt ngay con rết vừa cắn, đập chết lấy ruột của nó bôi vào chỗ bị cắn, chỉ trong giây lát sẽ dịu dần vết đau buốt.

- Nhai nhuyễn một nắm mè sống, đắp vào vết thương để làm giảm nhức và buốt.

Cách phòng chống rết vào nhà

Mặc dù, không phải là con vật đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng để tránh rơi vào những trường hợp nguy hiểm khi bị rết cắn, cách đơn giản và tốt nhất cho bạn là nên tránh xa nơi ở và tránh chạm trán với chúng theo những cách như:

- Thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.

- Dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao để tránh rết làm tổ.

- Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn.

comment Bình luận

largeer