Chuột cắn có cần chích ngừa không?

Chuột cắn có cần chích ngừa không? Theo khuyến cáo của tổ chức y tế, khi bị chuột cắn nên đi chích ngừa tiêm phòng. Bởi lẽ, trong răng chuột ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh hạch, dại, vàng da, sodoku…
01/03/2018 10:23

Chuột cắn có cần chích ngừa không?

Chuột không chỉ là một loài gặm nhấm phá hoại mùa màng, nông sản của con người mà nó còn là nguyên nhân gây ra rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác. Nếu bị chuột cắn chảy máu thì nguy cơ bị nhiễm bệnh là cực kỳ cao.

Tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới cũng từng chứng kiến rất nhiều trường hợp tử vong hoặc biến chứng nguy hiểm sau khi bị chuột cắn.

Theo thống kê, có khoảng 40 bệnh do chuột gây ra. Trong số đó, những bệnh đang lo ngại nhất và thường gặp nhất là bệnh dịch hạch, sodoku và Hanta. Một số trường hợp cũng có thể mắc bệnh dại do chuột truyền sang. Tuy nhiên, số lượng này là rất ít.

Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm: chuột cắn có cần chích ngừa không? Theo các chuyên gia sức khỏe, sau khi bị chuột cắn tùy vào từng loại chuột hoặc biểu hiện cụ thể của người bệnh để xác định có nên hay không nên chính ngừa để phòng biến chứng.

Chuot can co can chich ngua khong (3)

 Chuột cắn có cần chích ngừa không? Việc tiêm phòng sau khi bị chuột cắn cần theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

Chuột được xem là một trong những vật chủ trung gian lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Thế nhưng tính đến thời điểm hiện tại y học thế giới vẫn chưa tìm tra được vacxin phòng bệnh hanta lây từ chuột sang người.

Tại Việt Nam cũng có ghi nhận về việc chuột cắn lây bệnh dại cho người. Song, trường hợp này là rất hiếm. Mặt khác, chuột cũng được xem là căn nguyên khiến người bệnh bị uốn ván.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bạn đã tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần đây thì việc tiêm phòng sau khi bị chuột cống hoặc chuột nhà cắn là không cần thiết (đây là hai loại chuột dễ gây bệnh uốn ván nhất).

Tuy nhiên, nếu người bị chuột nhà hoặc chuột cống cắn mà không nhớ lịch sử tiêm phòng uốn ván của mình trước đây thì có thể đến trung tâm y tế dự phòng đị phương để kiểm tra. Tại đây nhân viên y tế có thể cung cấp hồ sơ tiêm phòng và khám cụ thể cho bạn.

Cách sơ cứu khi bị chuột cắn

Được biết, khi bị cắn xoắn khuẩn sẽ theo nước miếng của chuột xâm nhập vào cơ thể con người. Xoắn khuẩn, virus này sẽ cư trú ở gan, thân, tinh hoàn, buồng trứng… Sau đó từ từ xâm nhập vào máu gây ra các đợt sốt đột ngột. Các ổ dịch này dần dần phát tán đi toàn bộ cơ thể khiến sức đề kháng của người bị cắn suy giảm dẫn đến các biến chứng nặng nề và nghiêm trọng nhất là tử vong.

Theo Th.S, bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vacxin sinh phẩm Trung tâm y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh: Các bệnh do chuột lât truyền này hầu hết đều chưa có vacxin phòng ngừa. Do đó, để ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh trên người thì cần thiết phải kiểm soát sự phát triển của chuột. Đồng thời phải biết cách chăm sóc y tế đúng cách khi bị vết thương do chuột gây ra.

Chuot can co can chich ngua khong (3)

 Chuột cắn có cần chích ngừa không? Cần phải rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi bị chuột cắn

Khi có vết thương bị chuột cắn, người bệnh cần phải biết cách chăm sóc y tế đúng khoa học nhất. Theo các bác sĩ với vết thương bị chuột cắn cần phải:

- Rửa sạch bằng nước lạnh và xà phòng. Sau đó đem sát trùng vết thương bằng oxy già hoặc cồn povidin có bán tại tất cả các hiệu thuốc tây.

- Ngay sau đó phải đưa người bị chuột cắn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám, chỉ định thuốc, tiêm chủng phòng bệnh. Chuột rất hiếm khi gây bệnh dại nên người bị chuột cắn không nhất thiết phải tiêm phòng dại.

Ngoài ra, để phòng tránh tình trạng bị chuột cắn, người dân cũng nên tự xây dựng cho mình một môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng. Khi đi ngủ nên mắc màn cẩn thận. Đặc biệt, cần phải tiêm phòng uốn ván. Việc đảm bảo khi bạn vô tình bị chuột chắn thì giảm nguy cơ mắc bệnh uốn ván.

comment Bình luận

largeer