Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn?

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Nọc của các loại rắn độc có thể gây chết người chỉ sau một vài phút di chuyển vào trong cơ thể. Vậy nên, để hạn chế tối đa tỉ lệ tử vong khi bị rắn cắn thì cần phải biết cách sơ cứu đúng khoa học.
28/02/2018 18:15

Nọc độc của rắn nguy hiểm như thế nào?

Nọc độc của rắn hay nọc rắn chính là tuyến chứa các chất độc của các loài rắn độc. Nọc cũng đươc xem là một loại dịch tiết dạng nước bọt của rắn. Chất dịch này bình thường được sử dụng để chất hòa tan, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Trong điều kiện săn mồi hoặc tự vệ, rắn phun chất dịch chứa độc này ra để giết chết con mồi và kẻ thù.

Theo nghiên cứu, nọc độc của rắn là một hỗn hợp phức tạp của các protein, nọc này được lưu trữ trong các tuyến độc ở phía sau đầu. Các protein này có thể là hỗn hợp các dộc tố thần kinh, độc tố hoại máu, độc tố tế bào hay nhiều loại độc tố khác nhau.

Bi ran can phai lam sao va meo khi bi ran can (4)

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Nọc độc của rắn hổ mang chúa và rắn lục là nguy hiểm nhất

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của chúng là làm vũ khí tấn công. Nọc độc của rắn có thể làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi. Đối với con người, nọc của rắn độc khi đi vào máu có thể làm tê liệt hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Cách đây khoảng 100 năm, nọc rắn được người thổ dân ở châu Âu sử dụng làm vũ khí giết người. Theo những khảo sát gần đây, mỗi năm nọc độc của rắn cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người.

Theo các nghiên cứu sâu, nọc của rắn độc thường chỉ tác động lên một số tế bào nhất định. Chất độc này làm giãn nở mạch máu, khiến người bị rắn cắn suy giảm huyết áp, chậm phản ứng, sau cùng là suy sụp và tử vong nếu không được điề trị kịp thời.

Nọc của rắn hổ mang chúa được xem là loại kịch độc, nó có thể giết người trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Được biết, chỉ 1gr nọc độc của chúng có thể giết chết đến 160 người trưởng thành.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn?

Trước khi tiến hành sơ cứu rắn cắn, bạn cần phải xác định được xem đó là loại rắn đó là rắn độc hay rắn không độc. Nếu bạn thấy vết cắn có 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ thì đó là rắn độc cắn.

Còn nếu nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và không có răng nanh thì đó không phải là rắn độc cắn. Tùy theo từng loại rắn cắn mà có cách sơ cứu khác nhau.

Cách bị sơ cứu khi bị rắn độc cắn:

- Bước 1: Bạn lấy garo buộc ở phía trên vết cắn khoảng 3 – 5cm. Garo này nên sử dụng các loại dây thun, dây chuối hoặc quai nón vì có độ chắc và co dãn cao. Dây này cũng giúp làm giảm tổn thương cho da.

- Bước 2: Loại bỏ nọc độc của rắn bằng cách rửa sạch vết cắn. Khâu này các bạn phải làm ngay để tránh nọc độc di chuyển vào sâu trong cơ thể theo đường máu.

Bi ran can phai lam sao va meo khi bi ran can (1)

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Sơ cứu cố định nọc độc để nó không di chuyển vào sâu trong cơ thể là bước rất quan trọng

- Bước 3: Tiến hành rạch nhẹ vị trí vết cắn theo hình chữ thập dài và rộng khoảng từ 1 – 2cm. Trước khi tiến hành rạch nên thực hiện sát trùng xung quanh khu vực rạch để tránh nhiễm trùng. Đồng thời cũng cần rạch đúng kỹ thuật để không là đứt dây thần kinh.

- Bước 4: Tiến hành hút máu có chứa nọc độc rắn ra khỏi cơ thể. Bạn nên hút hết phần máu đen, hút cho đến khi máu đỏ tươi chảy ra.

- Bước 5: Rửa sạch lại vết thương bằng nước sát trùng y tế và sau đó đưa người bị rắn độc cắn đến ngay cơ thể y tế gần nhất để các bác sĩ khám chữa kịp thời.

Trong trường hợp không xác định được loại rắn nào cắn thì cách sơ cứu đơn giản nhất là rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng. Sau đó dùng dao sạch đã được khử trùng rạch một đường dài khoảng 1cm với độ sâu 3mm ở đúng vị trí vết rắn cắn.

Tiếp đó, lấy hai tay nặn sạch vết máu thâm tím ra cho đến khi máu tươi trở lại. Cuối cùng bạn có thể sát khuẩn bằng nước oxy già, nước muối, băng tạm thời vết thương. Tiếp đó cần di chuyển người bị rắn cắn đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Trong trường hợp, vết rắn cắn có hiện tượng hoại tử thì cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Việc tự ý sơ cứu cho người bị rắn cắn có vết thương hoại tử có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Một số lưu ý sau khi bị rắn độc cắn

Con đường xâm nhập của nọc độc rắn vào cơ thể thông qua mạch bạch huyết. Vì vậy nên nọc độc di chuyển rất nhanh, việc sơ cứu sau khi bị rắn cắn như thế nào là đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, khi sơ cứu người bị rắn cắn cần chú ý:

- Đối với rắn lục: Chỉ được nẹp, không được ép bất động vùng bị rắn cắn. Việc không băng ép bất động khi bị rắn lục cắn có tác dụng làm hạn chế các tổn thương tại chỗ sau khi rắn cắn.

Sau đó nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Đối với bệnh nhân liệt thì cần khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo. Cũng cần tránh can thiệp vào vết rắn lục cắn để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Bi ran can phai lam sao va meo khi bi ran can (2)

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

- Không nến áp dụng băng garo cho vết rắn cắn: theo một số bác sĩ, việc băng garo có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu được. Nhiều trường hợp đã phải cắt bỏ tay chân vì băng garo quá lâu.

- Không nên tự ý  trích, rạch, châm, chọc ở khu vực rắn độc cắn vì có thể làm tổn thương dây thần kinh. Việc trích lấy nọc độc chỉ nên tiến hành khi người thực hiện có kỹ thuật y khoa.

- Không nên hút nọc độc bằng mồm hoặc các dụng cụ hút nọc độc không được chứng nhận: bởi các cách hút này có thể làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

- Không nên chườm lạnh vào vết rắn cắn: việc chườm lạnh có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây hoại tử da nhanh hơn.

- Không nên sử dụng các cách chữa mẹo dân gian như cho đỉa hút máu, đắp thuốc lá…

Phương án tốt nhất khi bị rắn độc cắn là nên thực hiện sơ cứu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Sau đó, đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.

comment Bình luận

largeer