Chuột cắn có nguy hiểm không?

Chuột cắn có nguy hiểm không? Khi bị chuột cắn, đa số các ca bệnh đều nhẹ. Nhưng ở một số trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu nặng như đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê... Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý lây nhiễm từ chuột có thể gây nguy hiểm cho con người.
28/02/2018 15:42

Bị chuột cắn có nguy hiểm không?

Chuột không chỉ là động vật phá hoại tài sản mà chúng còn là nguồn gốc gây ra nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người.

Có rất nhiều người chủ quan khi bị chuột cắn không đi tiêm phòng, khám chữa mà chỉ đơn giản nghĩ nó là vết thương bình thường. Điều này rất nguy hiểm bởi có lẽ bạn chưa biết rất nhiều trường hợp bị suy thận, giảm tiểu cầu, ho, sốt,… do chuột cắn.

chuot can co nguy hiem khong

Chuột cắn có nguy hiểm không? Chuột cắn có thể gây ra một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như dịch hạch, hantavirut...

Có một số bệnh lý nghiêm trọng có thể mắc khi bị chuột cắn mà bạn cần chú ý như:

Bệnh do virus Hantavirus ở chuột

Virus Hantavirus là một loại virut có trong nước tiểu, phân, nước bọt của chuột. Đặc biệt dù có chuột có chết rồi thì xác chuột vẫn có thể phóng thích Hantavirus.

Loại virus Hantavirus ở chuột này có thể lây sang người qua đường hô hấp. Khi người hít phải các chất bài tiết thải ra từ chuột hay do chuột cắn.

Những biểu hiện của bệnh do virus Hantavirus ở chuột gây ra:

- Sốt cao 3 – 5 ngày, cơn sốt có thể kéo dài bốn sáu tuần.

- Tiếp đó là đau cơ lớn (các cơ vai, đùi, lưng), người gai lạnh, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần) và tiêu chảy,…

- Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, suy tim, suy thận.

Bệnh Leptospirose – bệnh vàng da xuất huyết

Bệnh vàng da xuất huyết là một bệnh thường gặp do chuột gây ra. Khi mắc Leptospirose người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

- Sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn, nôn và đau cơ kéo dài từ 4 – 7 ngày.

- Sau đó da có màu vàng da cam, suy thận, vàng mắt xung huyết kết mạc, nổi hồng ban.

Bệnh nhiễm độc- Bệnh sodoku

Khi bị chuột cắn bạn dễ bị nhiễm độc . Thời kỳ ủ bệnh của bệnh suduku thường từ 5 ngày đến 4 tuần.

Khi bị nhiễm độc người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

- Sốt cao 39-40 độ, ớn lạnh, sốt thành từng cơn và sốt không có chu kỳ.

- Sự phát tán cơn sốt có thể xuất hiện vài lần trong vòng từ 1- 3 tháng.

Tại vị trí bị chuột cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp sẽ xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực.

Trong quá trình bị bệnh, bệnh nhân có thể có các biểu hiện đau cơ, đau khớp và thường diễn biến dẫn tới viêm khớp.

Đa số các ca bệnh do chuột cắn đều nhẹ, nhưng có một tỉ lệ rất nhỏ bệnh nhân biểu hiện nặng và có các dấu hiệu của hệ thống thần kinh như:  đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 6 đến 10%.

Theo các bác sĩ, đa số mọi người thường không để ý đến những vết chuột cắn và cho rằng nó đơn giản. Điều này rất nguy hiểm và nếu để bệnh phát triển thêm sẽ khiến nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Ngoài ra khi bị chuột cắn còn có thể gây bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis, bệnh do vi khuẩn Salmonella,…

Chuột là động vật rất ít khi tấn công người, tuy nhiên nếu bạn bị chuột cắn thì lại rất nguy hiểm. Các vết cào, cắn do chuột gây ra tuy chỉ gây tổn thương ngoài da nhưng nó lại là đường vào của các bệnh như: bệnh dại, sốt, dịch hạch....

Căn bệnh này do các loại vi khuẩn sống trong nước bọt của chuột gây ra. Khi bạn bị chuột cắn, vi khuẩn này sẽ theo vết cắn, nhiễm vào máu và gây nên hiện tượng sốt cho bạn. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Cách xử lý khi bị chuột cắn

Các vết cắn của chuột tuy chỉ là những vết thương ngoài da nhưng lại là đường xâm nhập của các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh từ chuột sang người. Bởi vậy mà khi bị chuột cắn bạn cần được chăm sóc y tế ngay:

- Rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng. Sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidin, có bán ở hầu hết các hiệu thuốc tây.

- Sau đó cần đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách.

chuot can co nguy hiem khong 1

Chuột cắn có nguy hiểm không? Khi bị chuột cắn cần rửa vết thương bằng xà phòng rồi đến các cơ sở y tế khám

Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra

Hầu hết các loại bệnh do chuột gây ra hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa. Bởi vậy cách tốt nhất để bảo vệ môi trường sống của mình và tránh không bị các bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra, các bạn nên:

- Kiểm soát sự phát triển của chuột bằng cách:

+ Nuôi mèo để đuổi chuột, đặt bẫy lồng, keo dính chuột trong hộ gia đình.

+ Sử dụng hóa chất diệt chuột

+ Nếu phát hiện xác chuột trong khuôn viên nhà, phải mang găng tay cao su cho xác chuột vào bao nilon nhiều lớp, gói kín lại và bỏ vào thùng rác.

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

- Dọn nhà sạch sẽ, tránh để những vật dụng bừa bãi làm nơi ẩn náu và sinh sống cho chuột.

- Chuột thường sống ở những nơi dễ kiếm thức ăn. Vì vậy việc bảo quản thức ăn che đậy kín và hạn chế thức ăn rơi vãi sẽ hạn chế sự hấp dẫn đối với chuột. Từ đó cũng có hạn chế sự xâm nhập của chuột.

- Dọn dẹp khu vực nghi có chuột cần đeo bao tay để tránh bị chuột cắn. Sử dụng nước tẩy để lau sạch nơi có nước tiểu chuột hoặc nơi chuột làm ổ để tránh sự lây nhiễm của virut.

- Có chế độ vệ sinh, chăm sóc cẩn thận khi bị chuột cắn, rửa sạch vết thương và sát trùng.

- Khi có những biểu hiện phát bệnh sau khi bị chuột cắn, hay tiếp xúc với các chất thải của chuột nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị chuột cắn có nguy hiểm không và các xử lý, phòng ngừa chuột cắn.

Chuột là động vật có tốc độ sinh sản nhanh và thường xuyên xuất hiện trong gia đinh cắn phá đồ đạc, gây bệnh truyền nhiễm. Bởi vậy mà việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trên để tự bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh nhé!

comment Bình luận

largeer