Bị lợn cắn có sao không?

Bị lợn cắn có sao không? Lợn là động vật nuôi hiền lành, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể bị lợn cắn. Vậy liệu lợn cắn có gây nguy hiểm gì không?
28/02/2018 19:07

Lợn vốn là loài động vật hiền lành mà con người không cần phải đề phòng. Tuy nhiên vào một số trường hợp những con lợn này trở lên hung dữ và có thể gây nguy hiểm cho con người.

Khi bị lợn cắn bạn cần phải có những phương pháp điều trị đúng đắn nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Lợn cắn có nguy hiểm không?

Thực chất vết thương bị lợn cắn không gây nguy hiểm mà việc vết thương bị nhiễm trùng với gây nguy hiểm. Thực tế khi bạn bị lợn cắn, vết thương bị hở rất dễ bị yếm khí từ phân heo và gây nhiễm trùng. Khi bị nhiễm vi trùng yếm khí từ phân heo, vi khuẩn đã tấn công vào máu và hủy hoại các mô của cơ thể.

Dù vết thương rất nhỏ  nhưng do chủ quan và không được xử lý ban đầu tốt nên tỷ lệ nhiễm trùng từ vết thương dạng này rất cao.

bi lon can co sao khong

Bị lợn cắn có sao không? Bị lợn cắn là trường hợp hy hữu nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Bên cạnh đó bệnh nhân có nguy cơ mắc nhiễm trùng uốn ván. Nhiễm trùng uốn ván là do vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập. Đây là loại vi khuẩn tồn tại dưới dạng nha bào và thường có trong đất cát, môi trường xung quanh.

Khi bạn bì thương dù nhất nhỏ nhưng nếu xử lý không tốt thì nha bào sẽ thoát vỏ thành vi khuẩn và tiết ra độc tố gây uốn ván. Nó gây ra nhiễm độc hệ thần kinh vận động khiến bệnh nhân bị co cứng toàn thân và co giật liên tục.

Khi bị lợn cắn bạn có thể biuj nhiễm trùng lan tỏa và nhiễm trùng yếm khí là liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu vàng... Chúng thập nhập vào cơ thể qua vết thương trên da. Ở giai đoạn đầu bệnh sẽ gây ra các triệu chứng  rét run, sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, mất ngủ. Vết thương có thể bị sưng phồng và lan rộng, da bóng đỏ, có những chỗ tái bầm, ấn đau. Khi đến giai đoạn trễ các mô viêm có thể bị hoại tử và tự vỡ. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm độc nặng có thể gây tử vong trong vòng 24-48 giờ.

Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp bị lợn tấn công và cắn gây ra vết thương lớn. Nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân rất dễ bị mất máu nhiều mà tử vong. 

Bởi vậy mà bạn không được chủ quan khi bị động vật tấn công, nhất là lợn.

Cách xử lý vết thương khi bị lợn cắn

Đầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước để đẩy vi khuẩn và các chất bẩn ra ngoài.

Bạn có thể dùng oxy già để sát khuẩn và đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra bên ngoài. Tuy nhiên đối với những vết thương hở thì bạn lại không được dùng cồn 90 độ, iot trực tiếp vào vết thương vì sẽ làm tổn thương mô. Các dung dịch này chỉ nên dùng để sát trùng bề mặt da.

Sau đó rửa lại vết thương bằng xà phòng, lau khô và băng lại bằng gạc sạch.

Tiếp đến bạn đến các cơ sở y tế để được dùng kháng sinh và tiêm ngừa uốn ván.

Nếu trong quá trình xử lý vết thương mà có phát hiện dị vật nằm sâu bên trong thì bạn tuyệt đối không được cố lấy vết ra khiến vết thương chảy máu nhiều hơn.

Khi vết thương có hiện tượng chảy máu bạn cần dùng tay ấn vào vết thương trong 3 phút, nếu còn chảy nữa thì dùng một miếng vải sạch băng chặt vết thương. Hãy nới băng sau 30 phút để tránh tình trạng thiếu máu nuôi.

bi lon can co sao khong 1

Bị lợn cắn có sao không? Xử lý và băng bó vết thương tránh nhiễm trùng

Trong quá trình tự điều trị tại nhà mà thấy vết thương xuất hiện các triệu chứng sau thì cần đến bệnh viên để kiếm tra ngay vì vết thương đã nhiễm trùng.

- Đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có xuất tiết từ vết thương, mùi khó chịu bốc ra từ vết thương, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành.

Để phòng ngừa uốn ván thì khi bị thương bạn cần đến các cơ sở y tế dể được tiêm ngừa huyết thanh ngừa uốn ván.

Đối với những ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc với các mối nguy hại có thể gây tổn thương phần mềm thì nên có kế hoạch chủ động đến các trung tâm y tế tiêm dự phòng vac xin ngừa uốn ván theo định kỳ để tạo hệ miễn dịch cho cơ thể.

comment Bình luận

largeer