Biểu hiệu - phương pháp điều trị trào ngược dạ dày

Chứng trào ngược dạ dày không còn xa lạ gì với chúng ta và có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Ước tính có tới hơn 7 triệu người đang mắc bệnh trào ngược dạ dày. Do tính chất phức tạp của các triệu chứng và quá trình phát triển bệnh nên nhiều người đánh giá sai mức độ bệnh, từ đó sinh ra tâm lý chủ quan.
08/01/2021 09:24

Biểu hiện của trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày- thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

Các cấp độ dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển theo nhiều cấp độ khác nhau. Việc phân chia các cấp độ giúp đánh giá cụ thể tình trạng của bệnh nhân và có phương hướng điều trị hiệu quả hơn. Theo đó, bệnh thường được phân thành 5 cấp độ là:

  • Trào ngược dạ dày độ 0
  • Trào ngược dạ dày độ A
  • Trào ngược dạ dày độ B
  • Trào ngược dạ dày độ C
  • Trào ngược dạ dày độ D
daiuu

Nguyên nhân trao ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở mọi lứa tuổi, đôi khi không có lý do. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh:

  • Thoát vị khe: Có một lỗ mở trong cơ hoành cho phép phần trên của dạ dày di chuyển vào trong ngực. Điều này làm giảm áp lực trong cơ vòng thực quản và làm tăng nguy cơ trào ngược thực quản.
  • Thừa cân hoặc béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng
  • Mang thai, do tăng áp lực lên vùng bụng và thay đổi nội tiết tố.
  • Khi dùng một số loại thuốc nhất định, bao gồm một số loại thuốc trị hen suyễn (Theophylin), thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamin, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm
  • Do tác hại của việc hút thuốc, rượu bia, ăn các thực phẩm chiên, cay, ăn ngay trước khi ngủ..

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày

Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa một phần thức ăn. Để làm được nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn dạ dày tiết ra một axit rất mạnh là axit hydrochloric HCl, axit này giúp hoạt hóa enzym pepsin- đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein. Chính vì vậy mà bản thân dạ dày có một hàng rào rất kiên cố ngăn không cho các axit và các enzyme quay lại “ăn mòn” dạ dày. Tuy nhiên các cơ quan khác lại không có cơ chế bảo vệ này. Chính vì vậy khi tiếp xúc với dịch dạ dày, niêm mạc nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, sau đó là phù nề, viêm nhiễm, xơ sẹo và dính, nặng hơn là ung thư. 

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyễn Thương

comment Bình luận

largeer