Bổ sung vitamin D trong năm đầu đời giúp giảm béo phì ở tuổi thanh niên

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy mức độ thấp của vitamin D trong năm đầu đời sẽ tỷ lệ nghịch với hội chứng chuyển hóa ở tuổi vị thành niên và được cho là nguyên nhân gây bệnh béo phì.
03/11/2020 11:18

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, Mỹ đã sử dụng dữ liệu từ khoảng 1.800 người tham gia được tuyển chọn khi còn là trẻ sơ sinh. Những người tham gia đến từ 50 khu dân cư có thu nhập thấp và trung bình ở Santiago, Chile và được theo dõi đến hết tuổi vị thành niên để đánh giá nguy cơ tim mạch.

beo phi

Các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ vitamin D trong máu khi họ 1 tuổi và kiểm tra mối liên hệ của vitamin D với chỉ số khối cơ thể theo độ tuổi khi họ được 5 tuổi, 10 tuổi và 16 - 17 tuổi. Họ cũng được đo tỷ lệ phần trăm chất béo và khối lượng cơ như chu vi vòng eo, huyết áp, chỉ số mỡ máu, kháng insulin.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: Mỗi đơn vị vitamin D bổ sung trong máu của trẻ 1 tuổi có liên quan đến việc tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) chậm hơn ở độ tuổi từ 1 đến 5, giúp cho nguy cơ rối loạn chuyển hóa thấp hơn ở độ tuổi 16 - 17 trở xuống.

Một khía cạnh quan trọng khác của nghiên cứu là nó được tiến hành vào thời điểm mà các yếu tố nguy cơ tim mạch sớm ở trẻ em Chile đang gia tăng, một phần là do bệnh béo phì ở quốc gia này.

Hội chứng rối loạn chuyển hóa là một nhóm các tình trạng như lượng đường trong máu cao, lượng mỡ cơ thể dư thừa quanh eo và mức cholesterol hoặc chất béo trung tính bất thường cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer