Các biểu hiện của sốt virus, cha mẹ lưu ý khi thời tiết giao mùa

Trong thời điểm giao mùa, số lượng trẻ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp, nhiễm khuẩn tăng cao, đặc biệt là sốt virus.
19/10/2020 10:38

Cơ thể trẻ em do chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết giao mùa.

Trong điều kiện bình thường cũng có những virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Những loại virus này có thể dễ dàng lây từ người sang người. Đặc biệt là nhiễm virus qua đường hô hấp, tiêu hóa… có thể gây thành dịch rất nguy hiểm.

Một trong các triệu chứng rõ rang nhất của tình trạng nhiễm virus là sốt cao. Thuật ngữ y học thường gọi là sốt virus hay sốt siêu vi.

sot virus o tre so sinh

Hình minh họa.

Các biểu hiện thường gặp của trẻ khi bị sốt virus:

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp nhất khi bị sốt do virus. Thân nhiệt của bé thường từ 38 – 39 độ C, thậm chí lên tới 40 – 41 độ C. Khi bị sốt, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc.

Đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Sốt virus đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày với đặc điểm là phân lỏng, chất nhày, không có máu.

Viêm hạch: Thường gặp nhất là các hạch vùng đầu, cổ. Những hạch này thường sưng to, đau và có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.Viêm kết mạc mắt: Khi bị sốt virus, kết mạc mắt của trẻ có thể đỏ, có dử mắt và chảy nước mắt.

Nôn: Trẻ có thể nôn nhiều lần và các cơn nôn thường xuất hiện sau khi ăn.

Xử trí khi trẻ bị sốt virus

Có một thực tế xảy ra, khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh sẽ tìm cách hạ sốt cho con mình, chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nên thận trọng trong việc tự hạ sốt cho con. Nếu con sốt trên 38.5 độ mới dùng thuốc. Nếu thấp hơn 38.5 độ, nên dùng khăn ấm chườm cho bé tại các vùng nách, bẹn... 

Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước: Sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước và rối loạn cân bằng điện giải vì thế phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ. Nếu là trẻ sơ sinh, hãy tiếp tục cho bú sữa mẹ. Còn với trẻ lớn hơn, có thể dùng thuốc uống Oresol để bù điện giải.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều: Nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà khi bị sốt vi rút ít nhất 1 tuần đến khi trẻ khỏi hẳn. Nên cho trẻ nằm trong phòng yên tĩnh, quần áo rộng rãi và có chăn mỏng để đắp. Điều này không chỉ giúp trẻ có thời gian và không gian tự “chiến đấu” chống virus mà còn giúp ngăn ngừa lây truyền bệnh cho người khác.

Dinh dưỡng hợp lý: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt virus thì tiếp tục cho bú sữa mẹ, còn với trẻ đã biết ăn thức ăn ngoài thì nên cho ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo, súp.

Giữ vệ sinh cá nhân tốt, ăn mặc thoáng mát, sạch sẽ: Nên rửa tay cho bé thường xuyên để giữ vệ sinh và tránh lây nhiễm. Lau mình cho trẻ bằng khăn ấm để giảm sốt, lau khô mồ hôi. Nếu tắm thì tắm nước ấm trong phòng kín gió. Với nhà cửa, vẫn phải lau dọn sạch sẽ và giữ phòng ốc khô thoáng.

Uống thuốnếu cần thiết: Sốt virus ở trẻ em hay là ở người lớn thường không có gì nguy hiểm và người bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Việc dùng thuốc chủ yếu là giảm các triệu chứng do siêu vi gây ra, ví dụ như giúp hạ sốt, thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ, giảm mất nước…

Ánh Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer