Sốt virus có nên truyền nước không?
1. Sốt virus có nên truyền nước không?
Sốt virus (sốt siêu vi) là dịch bệnh do virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Sốt virus thường xảy ra rải rác quanh năm, chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ.Bệnh có tự khỏi sau 1 – 3 ngày nhưng cũng có trường hợp sốt đến hàng tuần. Khi mắc bệnh thường bị sốt từ 38 – 39 độ C.
Khi bị sốt siêu vi, đầu và cơ thể sẽ cảm giác mệt mỏi, nhất là cơ các cơ. Ở trẻ nhỏ sẽ kèm theo tình trạng quấy khóc, bỏ ăn cùng một số triệu chứng khác như: chảy mũi, hắt hơi, viêm long đường hô hấp, họng đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt…
Khi con bị sốt siêu vi nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ đến việc truyền nước. Bởi theo họ, truyền dịch mới giúp người bệnh nhanh hạ sốt. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Truyền dịch có nhiều tác dụng nhưng cũng có thể gây ra tai biến nguy hiểm cho người bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội): một trong những sai lầm trầm trọng của các bậc phụ huynh là cứ thấy con bị ốm, sốt liền tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc cho con truyền nước vì nghĩa rằng như vậy sẽ nhanh khỏi.

Sốt virus có nên truyền nước không? Không nên tự ý truyền nước khi bị sốt virus
Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt virus thì tuyệt đối không được truyền. Bởi trong trường hợp này truyền dịch không có ý nghĩa gì, không giúp trẻ hạ sốt nhanh lại tốn kém và tiềm ẩn nguy cơ gây tai biến nguy hiểm. Chỉ truyền dịch khi trẻ bị bệnh nào đó hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại dịch truyền phổ biến là dung dịch đường glucose (5%, 10%), nước muối (nước biển với tỷ lệ natriclorua là 9/1.000), dung dịch tổng hợp nhiều chất điện giải.
Theo nghiên cứu, nếu truyền 1 lít glucose 5% thì hấp thụ vào cơ thể khoảng 50ml. Bù lại, lượng glucose có thể được hấp thụ qua đường uống, chẳng hạn như nước chanh hoặc nước cam. Hơn nữa, khi người bệnh sốt cao thì khả năng hấp thụ nước, muối và các chất điện giải nhiều hơn.
Vậy nên, khi trẻ bị sốt virus không nên truyền muối, đường. Nếu truyền các chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, phù não khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Không những vậy, tất cả các loại thuốc đưa vào cơ thể đều có tác dụng phụ và nguy cơ này trở nên nghiêm trọng khi cơ thể hấp thụ trực tiếp. Mặt khác, truyền dịch có thể gây nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan…
Trên thực tế, trẻ bị sốt virus chỉ nên truyền dịch khi sốt xuất huyết với các biểu hiện bên ngoài da đi kèm. Cũng có những trường hợp cúm bị sốt cao sẽ được truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ.
Nói tóm lại, khi trẻ con hay người lớn bị sốt virus thay vì truyền dịch thì tốt nhất nên thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc khoa học. Nên tăng cường ăn uống các thực phẩm bổ dưỡng để bệnh nhanh khỏi hơn.
2. Khi bị sốt virus cần phải làm gì?
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: bệnh sốt virus có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm cơ tim – rối loạn nhịp tim.
Bởi vậy, việc điều trị và chăm sóc người bệnh khi bị sốt virus là vô cùng quan trọng, nhất là đối với bệnh nhi. Theo các bác sĩ, chăm sóc người bệnh sốt siêu vi ở nhà cần lưu ý:
- Cặp nhiệt độ
Việc cặp nhiệt độ thường xuyên giúp theo dõi tình hình sốt của người bệnh, nhất là ở trẻ nhỏ. Nếu thấy cơ thể nhiệt độ tăng cao thì cần tìm cách hạ sốt tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Hạ sốt
Khi trẻ bị sốt, các mẹ tuyệt đối không nên tự ý truyền nước cho con. Tốt nhất nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Cởi bớt quần áo cho trẻ, chống co giật.
Nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, nhất là với trẻ từng có tiền sử co giật do sốt.
Khi cơ thể trẻ trẻ bị mất nước, rối loạn cân bằng điện giải thì có thể cho uống oresol, cháo muối nấu loãng để bù điện giải.

Sốt virus có nên truyền nước không? Ăn cháo loãng giúp bù nước cho trẻ bị sốt virus tốt nhất
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để bổ sung dinh dưỡng. Nếu trẻ không muốn ăn cháo hoặc bột thì cho uống thêm sữa. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả và nước ép để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng.
- Đưa trẻ đến bệnh viện nếu:
- Trẻ số cao trên 38,5 độ C, nhất là khi trẻ sốt 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không có hiệu quả.
- Trẻ ngủ li bì, lơ mơ, đau đầu và có hiện tượng co giật.
- Trẻ buồn nôn, nôn khan nhiều lần
- Sốt liên tiếp 5 ngày không đỡ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm