Các loại rau nếu ăn nhiều có thể hình thành tế bào ung thư trong cơ thể

Quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, nhưng nếu không để ý, các bà nội trợ có thể sẽ khiến bữa cơm trở thành thảm họa.
04/10/2020 08:46

Dưa cà muối

Dưa cà muối hoặc những món ăn lên men như kim chi đều có thể gây ung thư nếu bạn không biết cách làm và ăn sao cho đúng.

Trong dưa cà muối có một lượng hợp chất nitroso nhất định. Nạp quá nhiều chất nitroso vào cơ thể sẽ khiến gan phải thường xuyên phải thải độc chất này, tác động xấu đến gan, gây viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

nguoiduatin-11

Nguyên nhân gây bệnh ung thư là do các vật chứa dưa cà muối thường là các đồ nhựa, đặc biệt là nhựa. Trong quá trình làm các hộp chứa bằng nhựa, việc pha màu bằng các hóa chất độc hại như melamine và các hóa phụ gia tạo màu tạo dẻo khác khiến bản thân hộp đựng không đảm bảo an toàn.

Khoai tây mọc mầm

Hiện nay, một số gia đình có thói quen mua nhiều khoai tây về để gầm giường, gầm cầu thang… ăn dần, khiến nhiều củ khoai tây bị mọc mầm, ăn vào sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha.

Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây.

Ngay cả khi chúng ta loại bỏ các mầm trên củ khoai, solanine vẫn còn trong khoai tây. Sau khi ăn, chất này cần được gan phân hủy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và tăng khả năng mắc bệnh ung thư gan.

Rau mốc

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rau mốc sản sinh ra aflatoxin là một chất gây ung thư rất độc, có thể làm tổn thương trực tiếp tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử. Theo nghiên cứu chỉ cần tiêu thụ trên 1mg aflatoxin sẽ có nguy cơ ung thư rất cao.

Bên cạnh đó, ta cũng nên bỏ thói quen sử dụng dầu ăn chiên lại, những đồ ăn thừa đun nóng nhiều lần vì aflatoxin không bị phá hủy ở nhiệt độ nấu nướng nói chung, chúng vẫn tồn tại và gây bệnh cho con người.

Măng tươi

Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanid, đây là loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.

Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanid vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) - 1 chất cực độc với cơ thể. Cụ thể 1 người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg là có thể tử vong.

Gừng thối

Trong gừng tươi có chứa nhiều volatile, khi biến chất sẽ sinh ra chất safrole. Khi gừng bị dập hoặc thối sẽ sinh ra chất độc safrole, nếu nghiêm trọng có thể gây ung thư gan hoặc ung thư thực quản.

Nhiều người có thói quen tiếp tục ăn gừng thối sau khi loại bỏ phần bị hỏng. Điều này là sai lầm. Dù bạn chỉ nhìn thấy một phần gừng bị thối nhưng các chất độc hại như safrol đã lan sang các khu vực khác.

Mặc dù đây là chất gây ung thư loại 2 nhưng nó cũng chỉ xuất hiện với lượng nhỏ trong gừng thối. Chỉ cần không ăn quá thường xuyên, nó cũng sẽ không gây ung thư gan.

Theo Người đưa tin

comment Bình luận

largeer