Cách chăm sóc trẻ bị sốt khi mọc răng
1. Phân biệt sốt mọc răng và sốt thường
Đa phần trẻ em sốt là do nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…). Còn trẻ sốt mọc răng chỉ khiến cơ thể sốt nhẹ ở 38-38,5 °C. Nếu bị sốt cao hơn 39 độ thì không nên quy kết bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng. Do vậy, trẻ sốt mọc răng và sốt thường hoàn toàn khác nhau.
Thông thường răng sữa của bé thường mọc theo thứ tự: hai chiếc răng của ở dưới, tiếp đến là hai chiếc bên cạnh, rồi hai chiếc răng cửa trên. Hàm răng sẽ hoàn thiện và đủ 20 răng sữa khi bé được 24 – 30 tháng tuổi.
2. Dấu hiệu chuẩn bị mọc răng
Bé ngứa răng chảy dãi nên bé thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay cho vào miệng để cắn…. Khi mọc răng, cơ thể của bé yếu đi nên dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kì này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt khi mọc răng. Trẻ sốt mọc răng sẽ khiến cơ thể sốt nhẹ ở 38-38,5 °C
Khi mọc răng, bé thường mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, lười ăn và khó chịu trong người.
Những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng, nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, lợi bị sưng, nứt ra, có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng của bé.
3. Sốt do mọc răng lên chăm sóc bé như thế nào?
Khi thấy bé nóng, các mẹ nên cặp nhiệt độ cho bé. Trong khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao, sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê, co giật, tử vong.
Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.
Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc hay pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường. Nếu bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
Không nên ủ ấm hoặc đắp chăn cho bé, thay vào đó, chỉ nên mặc quần áo mỏng, thoáng và có thể đắp vỏ chăn mỏng cho bé nếu thời tiết hơi lạnh.
Bé sốt cao, kéo dài phải đưa bé đi đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh…
4. Chế độ dinh dưỡng của bé khi mọc răng
Cho trẻ thức ăn mềm dễ nuốt, thức ăn quá lạnh hay nóng cũng không có tốt cho sự phát triển của răng và dạ dầy
Cần bổ sung thêm cho hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Không ăn thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi.
Chọn thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố.

Khi trẻ mọc răng nên cho trẻ thức ăn mềm dễ nuốt, thức ăn quá lạnh hay nóng cũng không có tốt cho sự phát triển của răng và dạ dày
Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.
Nếu bé trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú. Nếu người mẹ cũng mắc chứng tiêu chảy khi cho con bú thì người mẹ nên tránh ăn các loại đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc những loại thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, thịt hun khói…
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.
Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm