Viêm tai giữa trẻ em có nguy hiểm không?

Nghiên cứu mới cho thấy 80% viêm tai giữa không biến chứng sẽ tự khỏi trong vòng 4-7 ngày không cần kháng sinh. Trường hợp cần điều trị kháng sinh, liệu trình được khuyến cáo kéo dài 7 ngày.
23/04/2018 12:07

Viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng phía sau màng nhĩ của tai giữa do vi khuẩn hoặc virut gây ra. 2/3 trường hợp viêm tai giữa cấp tính có nguyên nhân từ vi khuẩn.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh với các biểu hiện như:

- Các triệu chứng giống như cảm lạnh kèm theo sốt, chảy nước mũi, biếng ăn, cơ thể khó chịu.

- Trẻ kêu về việc bị đau tai, nhức, nặng tai, thậm chí bị giảm thính giác và khó giữ thăng bằng.

- Trẻ khóc nhiều hơn và tai bị đau khi nằm xuống.

- Khi bị viêm tai giữa mang nhĩ có thể bị thủng và chảy dịch nhày ra tai.

- Bệnh này tái phát nhiều lần dẫn đến hiện tượng chấy lỏng đặc như keo trong tai. Từ đó làm cho tai mất thính lực ở mức độ khác nhau gây khó khăn khi giao tiếp.

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trẻ thường mắc viêm tai giữa do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa.

Viêm tai giữa trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây các biến chứng nhiễm trùng sọ não rất nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số 7).

viem tai giua o tre em co nguy hiem khong

Viêm tai giữa trẻ em có nguy hiểm không? Khi bị viêm tai giữa mang nhĩ có thể bị thủng và chảy dịch nhày ra tai

Ở giai đoạn đầu biểu hiện viêm tai giữa không dễ nhận biết, triệu chứng duy nhất là trẻ bị nghễnh ngãng, nghe không rõ nên nhiều phụ huynh chủ quan.

Khi bệnh viêm tai giữa mãn tính, có mủ chảy từ trong tai ra, sốt cao, kém ăn, co giật, tay dụi vào tai thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Việc phát hiện sớm bệnh này, các bác sĩ sẽ chủ động chích rạch dẫn lưu hoặc sau khi vỡ mủ được điều trị cẩn thận thì bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần, không để lại di chứng.

Các gia đình tuyệt đối không được tự điều trị cho trẻ tránh những biến chứng nguy hiểm, thậm chí sẽ khiến trẻ bị mất thính lực hoàn toàn.

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa dạng nhẹ có thể tự cải thiện trong vòng 24-48 giờ và không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi bị bệnh và vẫn cảm thấy đau sau 48 giờ thì bác sĩ có thể kê một liều thuốc kháng sinh ngắn, thông thường là penicillin.

Hầu hết các trường hợp sẽ có biến chuyển khả quan sau vài ngày dùng thuốc kháng sinh. Kể cả khi sức khỏe bé đã tốt các mẹ vẫn cần theo dõi để đảm bảo cho bé thực hiện hết đơn thuốc bác sĩ đã kê.

viem tai giua o tre em co nguy hiem khong.jpg 1

Viêm tai giữa trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh viêm tai giữa dạng nhẹ có thể tự cải thiện trong vòng 24-48 giờ 

Việc kết thúc quá sớm có thể khiến viêm tai giữa tái phát. Thông thường sau khi bé đã dùng hết thuốc được chỉ định, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đưa bé đến tái khám để chắc chắn là triệu chứng viêm nhiễm đã được loại bỏ hoàn toàn.

Mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ cho bé dùng paracetamol để giảm đau. Trong trường hợp bé đau dữ dội, bác sĩ có thể gợi ý một số thuốc giảm đau gây mê.

Trường hợp tai keo thường sẽ được cải thiện trong vòng 3 tháng và bác sĩ sẽ theo dõi sát sao con bạn để xem bé có chuyển biến tốt không.

Bố mẹ không nên nhét bông vào trong tai con hoặc dùng tăm bông để làm sạch tai bởi điều này có thể làm tổn thương tai bé.

comment Bình luận

largeer