Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Vào mùa hè các trẻ nhỏ hay bị tiêu chảy, khi bị bị tiêu chảy: Phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày). Tiêu chảy có thể do bệnh lý của hệ tiêu hóa, do vi rút, nhiễm khuẩn E coli,…
18/05/2018 09:19

1. Biểu hiện của bé khi bị tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy thường có biểu hiện như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn. Bệnh kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy, thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé.

  • Các biểu hiện bố mẹ cần chú ý cho trẻ

Khi bé chưa bị mất nước thì bé vẫn thấy tỉnh táo, không khát nước và da dẻ vẫn mịn màng.

Khi bé đến giai đoạn mất nước bé thường hay quấy khóc, khát nước, nhìn thấy thóp lõm, mắt trũng và da nhăn.

Khi bé bị mất nước nặng sẽ dẫn đến hôn mê, không uống được nước, chân tay lạnh, thóp lõm, da nhăn.

2. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

  • Đầu tiên bố mẹ cần bù nước khi bé bị tiêu chảy

Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước. Vì vậy, bố mẹ phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

me phai lam gi khi tre bi tieu chay

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Bố mẹ phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy

  • Cần có chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Bố mẹ cho giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, trong chế độ ăn.

Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.

Không cho trẻ ăn các loại thức ăn nước uống làm tăng thêm tiêu chảy: Thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.

Dùng các loại thức ăn như: Gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hoá như bột, cháo, súp, ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.

Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.Đảm bảo thức ăn bổ sung: bột, cháo xay nấu với thịt, rau xanh. Khi chế biến đảm bảo độ nhớt giảm,. dễ tiêu hoá, cân đối. Cho ăn nhiều bữa trong ngày: Ít nhất 6 bữa

Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.

  • Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không giảm.

Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng hoặc nâu đen

Bụng đau khi sờ ấn.

Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

Trẻ kèm theo sốt cao.

 3. Các bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ

  • Uống nước lá ổi

Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối. Mẹ lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

  • Lá cây nhót

Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy.

  • Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau:

Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.

me phai lam gi khi tre bi tieu chay.jpg  11

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không giảm thì mẹ nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện

  • Rau sam

Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.

Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.

  • Gạo rang

Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

comment Bình luận

largeer