Cách chữa tiêu chảy ngày Tết tại nhà

Cách chữa tiêu chảy ngày Tết tại nhà. Lượng thức ăn nạp vào cơ thể quá nhiều không đảm bảo được nguồn gốc, đồ ăn có vị mặn ngọt khác nhau chính là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và dẫn đến tiêu chảy cấp.
13/02/2018 12:18

Vào dịp Tết, các gia đình thường chế biến sẵn thức ăn dự trữ và dùng trong vài ngày. Thức ăn dù đã nấu chín nhưng nếu để lâu trong nhiệt độ phòng thì trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế ngộ độc thức ăn và tiêu chảy cấp là những bệnh rất thường gặp trong mùa Tết.

Cách chữa bệnh tiêu chảy cấp

1. Ăn sữa chua.

Trong khi bị tiêu chảy là lúc các vi khuẩn xấu tấn công hệ tiêu hóa của bạn. Trước khi nghĩ đến việc uống thuốc thì bạn hãy ăn sữa chua ngay lập tức. Bởi Sữa chua sẽ tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic giúp giết chết các vi khuẩn xấu, đồng thời tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

2. Nhai búp ổi non

Búp ổi non có nhiều hàm lượng cao tanin chữa tiêu chảy rất tốt. Bạn có thể hái búp ổi rồi rửa sạch nhai lấy nước hoặc đun sôi búp ổi rồi uống nước.

3. Ăn chuối

Việc ăn nhiều chuối khi tiêu chảy sẽ cung cấp thêm nhiều kháng sinh cho cơ thể. Chuối có tính mềm và dễ tiêu hóa sẽ làm dịu bao tử và khắc phụ vấn đề xảy ra trong hệ tiêu hóa. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy.

4. Ăn đồ có nhiều tinh bột

Cơm, khoai tây, khoai lang là những thực phẩm bạn nên ưu tiên khi bị tiêu chảy cấp, chúng sẽ làm giảm và ngăn tình trạng tiêu chảy nhanh chóng.

cach chua tieu chay ngay tet

Cách chữa tiêu chảy ngày Tết tại nhà. Mọi người có thể ăn sữa chua, búp ổi, hồng xiêm....

5. Ăn hồng xiêm

Theo tài liệu đông y, hồng xiêm có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng. Bạn có thể dùng trái hồng xiêm còn xanh 15-20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3-5 ngày. Hoặc có thể thay thế 6 - 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

6. Rau sam

Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để đối phó với căn bệnh lỵ, tiêu chảy như sau:

Để phòng ngừa, hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày. Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.

Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ngày Tết

Thực hiện “ăn chín, uống sôi”, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm. Xử lý phân, chất thải đảm bảo vệ sinh chung.

Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng các thực phẩm khó tiêu như thức ăn rán quá nhiều dầu mỡ; không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích quá đáng; nên dùng gừng giã nhỏ hòa với nước ấm uống. Có thể dùng các thuốc như maalox, simelox, phosphalugel, gasvicon khi bị chứng khó tiêu đầy bụng do thừa axít dịch vị. 

cach chua tieu chay ngay tet.png 1

Cách chữa tiêu chảy ngày Tết tại nhà. Nên mua dự phòng thuốc tiêu chảy cho những trường hợp cần gấp

Nên tập cho trẻ em có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.Các bà mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ. Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi.

Những ngày Tết, hầu hết các hiệu thuốc đều đóng cửa vì vậy để phòng bệnh tiêu chảy, chứng khó tiêu, đầy bụng, hãy chuẩn bị một số thuốc sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình của bạn: vài gói oresol hoặc viên hydrite dùng để bù nước trong trường hợp nôn, tiêu chảy; motilum dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu, smecta dùng khi tiêu chảy , trà gừng để chữa buồn nôn, chậm tiêu...

comment Bình luận

largeer