Cách chữa hôi miệng bằng lá lốt nhanh chóng

Cách chữa hôi miệng bằng lá lốt nhanh chóng. Lá lốt không chỉ được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày mà nó còn được sử dụng như một vị thuốc nam để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhưng ít ai biết được, lá lốt là một trong những dược liệu an toàn có tác dụng điều trị tận gốc chứng hôi miệng.
11/12/2017 09:53

 Bài thuốc chữa hôi miệng bằng lá lốt

Lá lốt là một loại cây thân thảo đa niên, họ hồ tiêu. Ở một số vùng nước ta gọi lá lốt là lá nốt. Lá lốt là loại cây dễ sống, thường được trồng bằng cách giâm cành ở nơi ẩm ướt, dọc bờ  nước để lấy lá làm gia vị hoặc làm thuốc. Bò nướng lá lốt là một trong những món ăn đặc sản của người Việt.

Theo đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, chống hàn. Dùng lá lốt có tác dụng giảm đau,chống phong hàn, tê chân lạnh, nôn mửa, đây hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh. Ngoài các tác dụng trên, lá lốt còn được xem là một trong những dược liệu lý tưởng cho việc điều trị chứng hôi miệng lâu ngày.

Bài thuốc trị hôi miệng từ lá lốt khá đơn giản:

Cách 1: Lá lốt lấy cả lá và rễ, cắt khúc, phơi khô. Sau đó bạn lấy chảo khô sao vàng và hạ thổ (đổ xuống nền nhà sạch, úp chảo lên và để nguội tự nhiên).

Khi sử dụng, bạn rửa lại cho sạch để tránh bụi bẩn do hạ thổ trước đó. Bạn sắc lá lốt và rễ khô với 3 trong vòng 15 phút, không nên sắc quá đặc cũng không nên sắc quá loãng. Cố gắng cô nước thuốc lại còn 1 bát. Sử dụng nước này uống liên tục từ 4 - 6 ngày thì chứng hôi miệng sẽ hết hẳn. Công dụng này đã được rất nhiều người sử dụng kiểm chứng.

Chua hoi mieng bang la lo

 

Cách chữa hôi miệng bằng lá lốt nhanh chóng, cả lá lốt và rễ lá lốt đều có tác dụng chữa hôi miệng

Cách 2: Nếu bạn không có thời gian để lấy rễ lá lốt thì chỉ cần sử dụng 1 nắm lá lốt đun cùng 1 lít nước, cho thêm 1 chút muối. Lưu ý, bạn cũng cố gắng đun lá lốt với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát. Dùng nước này để súc miệng trước khi đi ngủ. Sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ ràng, chứng hôi miệng được giải quyết hoàn toàn.

Mặc dù sở hữu những ưu điểm và công dụng tuyệt vời trong điều trị chứng hôi miệng song các thầy thuốc đông y khuyên: Người bị hôi miệng có dấu hiệu mắc chứng táo bón, nóng trong thì không nên lạm dụng việc uống thuốc sắc lá và rễ cây lá nốt như cách 1.

Thông thường, nguyên nhân chính gây hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên hút thuốc, sử dụng các chất kích thích... Bởi vậy, để tìm được bài thuốc chữa hôi miệng an toàn nhất thì bạn nên biết được lý do bị hôi miệng là do đâu.

Trong trường hợp, bị hôi miệng do các bệnh lý như hở van dạ dày, sâu răng nặng... thì cần đến bác sĩ nha khoa để có phương án điều trị tốt nhất.

Tác dụng chữa bệnh của lá lốt

Lá lốt có thể được sử dụng làm gia vị trong bữa ăn và cũng có thể được sử dụng làm rau sống (nếu người nào chịu được mùi nồng nồng, cay cay của lá lốt sống). Trước đây, lá lốt thường mọc hoang ở các khu đất ẩm ướt, song ngày nay lá lốt được trồng nhiều trong vườn nhà với tác dụng làm dược liệu chữa bệnh.

Lá lốt sở hữu những tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh lý như:

Chữa đau bụng, lạnh bụng: Được biết, lá lốt có tính ẩm, chống hàn. Khi sử dụng có tác dụng chống tình trạng lạnh bụng, chống ói mửa, chống đầy hơi, khó tiêu. Với cách này, người bệnh có thể sử dụng lá lốt ăn sống hoặc lá lốt cuốn bò nướng.

Chữa đổ mồ hôi chân: Có thể bạn chưa biết, lá lốt được xem là một trong những bài thuốc trị hôi chân cực công hiệu. Người bệnh chỉ cần kiên trì ăn lá lốt từ 5 - 7 ngày hoặc uống nước lá lốt hoặc ngâm chân bằng lá lốt sẽ đem đến tác dụng hiệu quả, an toàn. Mặt khác, cách chữa đổ mồ hôi chân thế này khá đơn giản, không tốn kém.

Chua hoi mieng bang la lo

 

Cách chữa hôi miệng bằng lá lốt nhanh chóng, lá lốt là một vị thuốc nam quý

Tăng cường sinh lý phái mạnh: Với những người yếu sinh lý việc sử dụng lá lốt để ăn sống hoặc sắc lấy nước uống có tác dụng tăng cường sinh lý, giúp cuộc sống vợ chồng trở nên hạnh phúc hơn.

Chữa đau răng: Không chỉ có tác dụng chữa hôi miệng, lá lốt còn được sử dụng như một loại thuốc chữa đau răng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần ăn lá lốt sống liên tục trong nhiều ngày kèm theo vài hạt muối. Bởi lá lốt sống có vị cay, tính nồng cộng thêm tính sát khuẩn của muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, sâu răng, làm răng trắng sáng hơn.

Ngoài ra, lá lốt còn được sử dụng để chữa các bệnh lý về xương khớp, chữa say nắng, chữa mụn nhọt, viêm niệu đạo... Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần làm sạch lá lốt và rễ lá lốt để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Thêm nữa, người dân không được lạm dụng sử dụng quá nhiều lá lốt để tránh gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

comment Bình luận

largeer