Cách dùng hạt nhãn điều trị viêm mũi dị ứng, đau dạ dày và ghẻ lở

Có thể bạn chưa biết, ngoài hạt gấc, hạt vải, hạt chanh, hạt bưởi… thì hạt nhãn cũng là vị thuốc quý, có thể điều trị một số bệnh thường gặp, trong đó có viêm mũi dị ứng. Trong Đông y, nó được gọi là long nhãn hạch và được biết đến với vị chát, tính bình.
28/08/2023 16:53

Hạt nhãn có tác dụng gì?

Hạt nhãn có chứa một lượng tinh bột, chất béo và các hoạt chất như saponin, tanin.

Vì vậy, trong y học cổ truyền, nó thường được biết đến với tác dụng “thu liễm”, “chỉ huyết” và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc như:

Giúp giảm đau, cầm máu và điều trị vết thương lở loét: Cạo bỏ lớp vỏ đen của hạt nhãn rồi phơi khô (sấy khô), sau đó giã nát, tán nhuyễn và rắc lên vùng da đang chảy máu.

Giúp giảm mụn nhọt mưng mủ, nhọt sưng: Cũng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, phơi khô, tán bột rồi trộn với một ít nước cho ướt xem xép và đắp lên.

Giúp tóc bóng mượt: Hạt nhãn có chứa saponin nên bạn cũng có thể lấy hạt nhãn giã nát rồi đun sôi, sau đó để nguội rồi dùng nước ấy gội đầu.

Điều trị lở loét gây đau nhức ngón chân: Lấy hạt nhãn phơi khô, đốt cho cháy thành than rồi lấy than ấy tán nhỏ, rắc lên, như thế sẽ hết lở loét và mau lên da non (nếu là ghẻ ngứa thì hòa thêm dầu mè rồi bôi lên).

Điều trị đau dạ dày, đau thoát vị: Lấy hạt nhãn phơi khô rồi lấy khoảng 10 – 15g, nấu lấy nước uống mỗi ngày.

Điều trị bỏng: lấy hạt nhãn tán bột, trộn với dầu dừa cho sệt sệt rồi thoa lên.

Đặc biệt, theo kinh nghiệm dân gian, đối với những bệnh nhân mắc phải chứng viêm mũi dị ứng thì hạt nhãn được xem là vị thuốc điều trị rất công hiệu. Đây là bài thuốc đã giúp cho bác của tôi thoát khỏi viêm mũi dị ứng sau một thời gian kiên trì thực hiện.

Cách dùng hạt nhãn điều trị viêm mũi dị ứng, đau dạ dày và ghẻ lở. Ảnh: Caythuoc.org

Cách dùng hạt nhãn điều trị viêm mũi dị ứng, đau dạ dày và ghẻ lở. Ảnh: Caythuoc.org

Cách dùng hạt nhãn điều trị viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện: Đem hạt nhãn rửa sạch rồi để cho khô ráo, sau đó chẻ mỏng từng hạt rồi mang phơi khô. Mỗi lần dùng, lấy một ít ung trên lửa than nóng (có thể để than vào thau nhôm hoặc thau sắt rồi để hạt nhãn lên và đốt). Khi có khói bốc lên thì hít vào mũi hoặc có thể sử dụng một ống trúc để dẫn khói lên đường mũi và xông cho đến khi hạt nhãn đã cháy lụi thì thôi.

Số lần dùng: Xng mũi từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng (trường hợp người bệnh thường hay chảy nước mũi, nhảy mũi (hắt hơi) nhiều cái liên tiếp thì cũng có thể áp dụng bài thuốc này).

Một vài lưu ý

- Nên cẩn thận chú ý và giữ khoảng cách an toàn khi xông mũi, tránh bị bỏng hoặc nghẹt hơi.

- Để tránh phần niêm mạc mũi bị tổn thương, người bệnh nên hít thở từ từ, ít ít khi mới bắt đầu xông cho đến khi cảm nhận được hơi ấm nóng vừa phải thì hít thở điều độ trở lại.

- Nên phơi khô hạt nhãn trong bóng râm (phơi gió cho khô) thì sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer