Cách dùng rau má để chữa cảm nắng, say nắng

Rau má là loại rau ăn có tác dụng thanh nhiệt. Nhiều người thường sử dụng để chữa trị cảm nắng và say nắng.
14/05/2018 22:20

Cách dùng rau má để chữa trị cảm nắng, say nắng

Công dụng và liều dùng: Rau má dùng làm rau ăn: luộc, nấu canh. Ngày hè xay rau má tươi lấy nước uống giải khát, hoặc nấu nước uống. Qua kinh nghiệm, nhân dân coi rau má là vị thuốc có tính mát, vị đắng hơi the mùi thơm.

Làm mát huyết, giải nhiệt, nhuận gan, tiêu độc, cầm máu sát trùng, lợi tiểu. Trị bệnh gan, bệnh huyết nhiệt, các chứng chảy máu cam, thổ huyết, kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, rôm sảy. Ngày dùng 20-30g hoặc nhiều hơn.

Bài thuốc có rau má

  • Cảm nắng, say nắng : Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Nước 600ml. Sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống nóng.
  • Trẻ con sốt cao co giật: Rau má 60g, cỏ nhọ nồi 60g. Giã vắt nước cốt uống. Bã đắp lên trán và phía trong cổ tay.
  • Đau dạ dày ợ chua: Rau má 500g, nghệ vàng 160g, cam thảo 16g, mai mực 320g. Tất cả sao vàng, tán mịn, luyện mật viên bằng hạt ngô. Ngày uống 40-50 viên.
  • Trị đại tiện ra máu: Rau má và thịt lợn nạc sắc nước uống ngày 2 lần; mỗi lần 50ml.
  • Trị thủy thũng: Toàn cây rau má 80g, cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) 80g. Nước vừa đủ sắc còn 1/3 uống trước bữa ăn ngày 2 lần.
  • Trị viêm thận, bể thận: Rau má 600g, xa tiền thảo 300g, nước 700ml. Sắc còn 300ml. Ngày uống 3 lần mỗi lần 2 thìa canh (30ml).
  • Trị táo bón, kiết lỵ: Rau má tươi 30-40g. Sắc uống, hoặc giã vắt nước cốt, thêm một ít nước chanh, uống.
  • Ho, đái buốt: Rau má 30g ép lấy nước uống hoặc sắc uống.
Cach dung rau ma de chua cam nang, say nang

Cách dùng rau má để chữa cảm nắng, say nắng. Rau má dùng làm rau luộc hoặc nấu canh

  • Đái rắt, tiểu khó, tiểu ít, nóng đỏ đau: Rau má tươi 120g, búp tre tươi 50g, rửa sạch giã nát, thêm 1 chén nước vắt nước uống, ngày 2 lần.
  • Viêm tấy, mẩn ngứa, rôm sảy, nhọt, chốc lở: Ép nước cốt rau má pha chút đường uống.
  • Đau lưng, đau bụng, kém ăn, uể oải: Rau má 30g, ích mẫu 8g, hương phụ 12g, hậu phác 12g. Nước 600ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 15g, trắc bá diệp 15g. Sắc nước uống ngày 2 lần.
  • Mụn nhọt, ngã, chấn thương, bong gân: Rau má vừa đủ giã nát đắp.
  • Mắt đỏ có dử ghèn, do gan nóng: Rau má 1 nắm tay, rau diếp cá 1 nắm tay. Rửa sạch thêm tý muối giã nát dùng giấy bản hoặc gạc bọc thuốc đắp vào mắt. Đồng thời uống nước cốt rau má.
  • Sưng đau vú: Rau má 1 nắm, thêm 1 tý đường đỏ, giã nhỏ sao nóng đắp.
  • Đau bụng khi có kinh (thống kinh): Rau má hái lúc ra hoa phơi khô, tán mịn, để lọ kín, dùng dần. Ngày uống 2 thìa cà phê (10g) vào buổi sáng.
  • Kinh nguyệt không đều: Rau má 300g, ép lấy nước, phèn chua 3g giã nhỏ. Tất cả hòa với nước dừa (vừa đủ) mà uống trong ngày.
  • Khí hư, bạch đới: Rau má khô tán bột, mỗi sáng uống 2 thìa cà phê.
  • Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Rau má nấu cô thành cao bôi vết bỏng. Rất hiệu nghiệm, không để vết sẹo khi lành.
  • Trị tay chân nóng đỏ đau, mọc bọng nước, ngứa lở khắp người: Giã rau má xoa đắp chỗ đau, một ngày đêm thay đắp 1 lần, chóng khỏi.
  • Rau dền có tác dụng mát gan
  • Cách chế biến rau xanh lành mạnh nhất
comment Bình luận

largeer