Cách nhận biết tôm bị bơm hóa chất để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng

Dung dịch để bơm tôm nhằm tăng trọng lượng chủ yếu là tinh bột như rau câu, chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản. Ăn loại tôm này sẽ gây ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh thương hàn, tả, tiêu chảy hay rối loạn tuần hoàn tiêu hóa… Vì thế mọi người cần cẩn trọng phân biệt tôm thường và tôm bơm hóa chất để đảm bảo sức khỏe.
01/03/2021 06:40

Tôm là một trong những loại thực phẩm được nhiều chị em nội trợ ưa chuộng và lựa chọn cho thực đơn hàng ngày của gia đình. Không chỉ chế biến được nhiều món ăn ngon theo các phương pháp khác nhau như luộc, hấp, rim, chiên, xào...tôm còn cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tôm khá ít calo, nên ăn tôm có thể giúp bạn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tôm cũng là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 và 6 dồi dào. Ăn tôm cũng rất có lợi cho não bộ, bởi chất astaxanthin trong tôm có thể ngăn ngừa tổn thương các tế bào não, từ đó hạn chế được tình trạng suy giảm trí nhớ, bệnh thoái hóa thần kinh.

imgs.emdep.vn_Share_Image_2021_02_28_001-122534804

Tuy nhiên trên thị trường hiện tại, xuất hiện khá nhiều tôm bị bơm tạp chất. Dung dịch để bơm tôm nhằm tăng trọng lượng chủ yếu là tinh bột như rau câu, chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản. Ăn loại tôm này sẽ gây ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh thương hàn, tả, tiêu chảy hay rối loạn tuần hoàn tiêu hóa…

Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, các chị em cần nắm rõ những mẹo phân biệt được đâu là tôm tươi ngon, đâu là tôm bị bơm tạp chất,

Quan sát bên ngoài

imgs.emdep.vn_Share_Image_2021_02_28_002-122504103

Để nhận biết được tôm sạch và tôm bơm tạp chất, bạn có thể quan sát tổng quát toàn thân cho đến chi tiết từng bộ phận bên ngoài của tôm.

- Phần đầu tôm: Những con tôm đã bị bơm tạp chất thường có phần đầu bị phù, nhô hẳn lên so với thân, nắp mang phồng, ngậm nước trong khi mang tôm ngon, tự nhiên thường mềm, phẳng.

- Phần thân tôm: Tôm bị bơm tạp chất có phần thân mập, căng bất thường, vỏ bụng đốt một bị trương phồng, sờ tay vào thấy nổi vẩy.

- Phần đuôi tôm: Nếu những con tôm có phần đuôi có gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe chính là tôm bị bơm tạp chất. Trong khi đó, tôm sạch thường cúp đuôi xuống.

Quan sát khi bóc tôm

- Bóc vỏ đầu: Bạn hãy quan sát tình trạng xoang đầu ức có đọng chất dịch không, nếu tôm bị bơm tạp chất sẽ có dịch. Cách làm khá đơn giản, cầm tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm rồi dùng mũi dao nhọn khéo léo lật và gạt khối gạch lên để lộ xoang đầu ức. 

- Bóc vỏ thân tôm: Đầu tiên bạn cần bóc vỏ thân tôm, sau đó chú ý quan sát vẻ bề ngoài của thân tôm, đặc biệt ở các đốt thịt thứ 3, 4 và 6 xem đốt cơ có biểu hiện của sự phù nề hay không. Những con tôm bị bơm tạp chất, các đốt cơ bị phù nề, khi dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ bị phù nề rồi lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.

Theo Em đẹp

comment Bình luận

largeer