Cách sơ cứu khi bị trúng gió

Trúng gió nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến éo miệng, liệt dây thần kinh số 7… Vậy nên, sơ cứu ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh là cách nhanh nhất để hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau.
15/04/2018 13:03

Trúng gió gây biến chứng nguy hiểm gì?

Theo dân gian Việt Nam, trúng gió có nghĩa là bị gió độc xâm nhập vào cơ thể. Trúng gió gây ra tình trạng sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân.

Theo đông y, trúng gió là một bệnh trong bệnh trong nhóm bệnh “thời khí”. Trúng gió xuất hiện do một trong số những yếu tố thời tiết nắng, gió, trời lạnh, sương giá hay mưa… Một trong số các yếu tố này đi vào cơ thể đột ngột qua lỗ chân lông hoặc được hô hấp và gây bệnh.Còn theo Tây y, trúng gió được gọi là bệnh cảm.

Song theo bác sĩ Trần Văn Bản (Hội Đông y Việt Nam) cho biết: thật sự không có loại gió độc nào cả. Đó chính là phản ứng của cơ thể trước những điều kiện bất lợi kể trên.

Bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió, nhất là đối với những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Theo các bác sĩ, người có tiền sử bị hạ đường huyết cũng dễ mắc phải bệnh lý này.

Empty

Cách sơ cứu khi bị trúng gió? Méo miệng là biến chứng thường gặp sau khi bị trúng gió

Mùa hè là thời điểm dễ bị trúng gió nếu chúng ta thường xuyên bước từ phòng điều hòa ra ngoài ánh nắng đột ngột hoặc đang nóng đi tắm… Khi bị trúng gió, người bệnh thường xuất hiện dấu hiệu: lạnh ở gáy, sống lưng, tay, chân. Kèm theo hiện tượng nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…

Trúng gió thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhiều trường hợp người bệnh bị lệch dây thần kinh số 7 khiến cho các cơ quan trên mặt bị liệt, méo miệng. Và mặt không còn khả năng biểu hiện cảm xúc như nhướn mắt khi ngạc nhiên, mỉm cười…

Hơn nữa, trong vòng 3 – 5 phút, mắt người bệnh chỉ còn lộ tròng trắng (do liệt cơ khép vòng mi mắt khiến nhãn cầu bị đẩy lên. Lúc này mắt không nhắm được, miệng và trung nhân méo xạch, chảy nước miếng, nước mắt và khó chuyện rất khó khăn.

Biến chứng dễ nhận thấy nhất của người bị trúng gió thường biểu hiện trên khuôn mặt. Nếu được cấp cứu và chữa khỏi, sau khi tỉnh dậy bệnh nhân thường cảm thấy ê ẩm toàn thân, đầu đau, ớn lạnh, chán ăn, chóng mặt, đi loạng choạng.

Tuy nhiên nếu điều trị chậm, điều trị không đúng cách, triệu chứng bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu gây biến chứng và di chứng như: viêm loét giác mạc, co giật, cứng, méo nửa mặt…

Theo các bác sĩ, người bị trúng gió không được điều trị sẽ để lại hậu quả như méo miệng, liệt bán thân, tay chân vĩnh viễn, mất khả năng ngôn ngữ, cảm xúc. Có khoảng 35% trường hợp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Có nhiều trường hợp, người bệnh chỉ được sơ cứu nhưng không điều trị triệt để có thể gây hậu quả, di chứng như phong thấp, tê thấp, giảm hoặc mất khả năng đề kháng, dễ bị trúng gió tái phát.

Cách sơ cứu khi bị trúng gió

Cách sơ cứu trúng gió theo Tây y:

Trong trường hợp nhận thấy mình có các dấu hiệu bị trúng gió có thể sử dụng thuốc paracetamol, paradol theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, những người có dấu hiệu bị bệnh có thể sử dụng vitamin C để tăng cường sức đề kháng, tránh các biến chứng trước khi được đưa đến viện cấp cứu.

Sơ cứu theo đông y:

- Cạo gió là một phương án được sử dụng cho người bị trúng gió. Việc cạo gió giúp cơ thể bài trừ khí độc ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ được cạo ở đúng vị trí và tuyệt đối không áp dụng cho người bị cao huyết áp, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, phải cạo gió theo chiều xuôi, không được cạo gió ngược.

Empty

Trà gừng nóng là loại đồ uống tốt cho người bị trúng gió

- Sau đó có thể làm ấm cơ thể cho người bệnh bằng cách cho họ uống trà gừng nóng.

- Với những người bất tỉnh, người sơ cứu có thể đặt tay dưới gốc mũi của bệnh nhân (huyệt nhân trung) để giúp họ tỉnh lại.

- Khi cho người bệnh nằm thì nên để đầu thấp hơn chân, tư thế nằm nghiêng sang một bên và phải đắp chăn ấm, tránh để gió lùa. Bên cạnh đó có thể xoa dầu vào huyệt nhân trung cho người bệnh.

- Cho người bệnh ăn cháo tía tô là cách giải cảm cực hiệu quả.

Để phòng tránh, hạn chế tối đa tình trạng trúng gió, các bác sĩ khuyên người dân cần luôn giữ ấm cơ thể một cách cẩn thận khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh. Đòng thời, sau tắm phải lau khô người nhanh chóng để tránh bị trúng gió.

Người dân tuyệt đối không được uống rượu khi trời lạnh; không được tắm khuya, như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm. Nhưng người ngồi văn phòng nên thường xuyên vận động.

Với những người bị trúng gió, để hồi phục tốt thì nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: ngâm chân bằng nước ấm, tắm bùn, khoáng hay thuốc thảo dược. Uống nhiều trà cây thuốc để giải cảm như trà hoa cúc, trà bạc hà… Ngoài ra, cũng nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

comment Bình luận

largeer