4 tình huống khiến con bạn cảm nặng sau đêm ngủ trời lạnh

4 tình huống khiến con bạn cảm nặng sau đêm ngủ trời lạnh. Cha mẹ giữ ấm không đúng cách trước khi đi ngủ là “thủ phạm” gây cảm nặng cho trẻ nhỏ. Dưới đây là một số tình huống vô cùng nguy hiểm cha mẹ thường làm khi cho trẻ đi ngủ.
23/12/2017 13:04

Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ khi đi ngủ

Tháng 12/2015 tại Trung Quốc ghi nhận trường hợp 2 trẻ sơ sinh tử vong do cha mẹ mặc nhiều quần áo và ủ ấm quá mức khi đi ngủ. Nguyên nhân xuất phát từ việc nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp các bậc cha mẹ trẻ thường có tâm lý phải mặc thật nhiều quần áo ấm cho trẻ thì mới đảm bảo con không bị lạnh, không sợ ho hoặc viêm phế quản về đem.

Tuy nhiên khoa học đã chứng minh, việc cho trẻ mặc quá nhiều quần áo vào buổi tối trước khi đi ngủ cộng thêm lớp chăn ấm bên ngoài có thể làm cho bé bị nóng, ra nhiều mồ hôi. Việc này dẫn đến tình huống trẻ bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi.

Empty

4 tình huống khiến con bạn cảm nặng sau đêm ngủ trời lạnh, chỉ nên cho trẻ mặc từ 1 đến 2 áo quần khi đi ngủ 

Hơn nữa, nếu các che mẹ cho con mặc quần áo quá chật, quá kín sẽ khiến lồng ngực và bụng trẻ bị ép chặt dẫn đến khó thở. Tình trạng này còn khiến trẻ dễ cáu gắt, khóc đêm.

Hậu quả tất yếu là mồ hôi đổ nhiều ở vùng lưng dẫn đến trẻ bị nhiễm lạnh và cảm năng sau khi thức dậy vào buổi sáng. Một số trường hợp trẻ bị cảm nặng, cha mẹ không kịp thời đưa đi cấp cứu có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Không đeo tất chân cho trẻ khi đi ngủ

Theo các thầy thuốc đông y, gan bàn chân là nơi hội tụ một số huyệt quan trọng liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Hơn nữa, bàn chân còn là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm với môi trường. Vậy nên, nếu chân bị lạnh sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và sự tuần hoàn máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Empty

4 tình huống khiến con bạn cảm nặng sau đêm ngủ trời lạnh, lúc nào cũng phải đeo tất trước khi đi ngủ cho trẻ

Khi đi ngủ, cha mẹ không đeo tất chân cho trẻ là một trong những vấn đề cực kỳ nguy hiểm, nó có thể khiến trẻ bị cảm nặng sau khi ngủ dậy. Nếu cha mẹ không đeo tất cho trẻ trước khi đi ngủ có thể khiến cho trẻ bị đổ mồ hôi chân. Điều này có thể gây cảm lạnh, sốt, ho và viêm phế quản.

Theo New Healthad Visor, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên quan giữa giãn nở mạch máu và tốc độ chìm sâu vào giấc ngủ.

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường nằm ngủ không yên mà giãy giụa và đạp chăn nên rất dễ khiến chân bị nhiễm lạnh. Đi tất chân sẽ giúp bé bảo vệ nhiệt độ của đôi chân nếu vô tình không được ủ ấm bởi chăn.

Tăng nhiệt độ phòng trước khi đi ngủ

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trước khi đi ngủ mùa đông cần đóng kín các cửa phòng ngủ bật điều hòa hoặc máy sửa với tần suất cao để tránh cho trẻ bị lạnh người.

Tuy nhiên, khi cha mẹ đóng kín cửa khiến không khí trong phòng bị ngột ngạt, thiếu oxy khiến cả gia đình mệt mỏi và tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.

Ngoài ra, nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm mùa đông như máy sưởi cũng khiến cho trẻ bị mất nước, khô da, ho, sốt, cảm lạnh khi ngủ dậy là chuyện dễ thấy. 

4 tinh huong khien con ban bi cam nang sau dem ngu lanh (3)

Phòng ngủ chỉ nên dể từ 27 - 28 độ C

Trên thế giới đã ghi nhận trường hợp bé gái 17 tháng tuổi tại Texas, Mỹ tử vong trong giấc ngủ do sự cố từ hệ thống sưởi nhiệt trong phòng ngủ riêng. Theo đó, khi bé đang ngủ, nhiệt độ trong phòng tăng cao nhưng cả bố mẹ và em trai đều ngủ ở tầng khác nên họ không nhận biết được điều đó.

Sau đêm ấy, Sammie đã không thể tỉnh dậy bởi ở độ tuổi đó, cơ thể của trẻ chưa thích nghi được với sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ. Khi phát hiện, cha mẹ đã cố gắng đưa bé đi cấp cứu nhưng không thể cứu được.

Để bụng trẻ bị nhiễm lạnh khi đi ngủ

Trẻ bị lạnh bụng khi đi ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiêu chảy và cảm nặng vào sáng hôm sau khi thức dậy. Bởi lẽ, bụng của trẻ khá mẫn cảm với nhiệt độ không khí, nhất là khi thời tiết giảm nhiệt mạnh về đêm.

Khi bụng bị nhiễm lạnh, nhu động ruột sẽ tăng lên gây ra đau bụng, đi ngoài dẫn đến tình trạng mất nước, sức đề kháng sụt giảm dẫn đến cảm nặng nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời.

Empty

 

Hơn  nữa, khi bé nằm ngủ rất dễ đaph chăn và bị nhiễm lạnh. Nếu cha mẹ không kiểm soát được việc này sẽ khiến cho trẻ dễ gặp nguy hiểm về sức khỏe.

Để bảo vệ phần bụng của trẻ không bị nhiễm lạnh, mẹ nên mua các bộ đồ áo liền quần hoặc mua quần cạp cao cho bé mặc khi đi ngủ. Mặt khác, nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. Khi bé ngủ cần kiểm tra thường xuyên đề phòng trường hợp bé hay đạp chăn.

Hy vọng, một số tình huống trên đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết được những nguy hiểm mà trẻ nhỏ có thể phải đối mặt do chính sai sót từ bản thân phụ huỵnh. Từ đó giúp cha mẹ đưa ra giải pháp chăm sóc con hợp lý nhất vào mùa đông.

comment Bình luận

largeer