Cách trị rôm sảy ở trẻ bằng lá khế

Trị rôm sảy bằng lá khế là phương pháp dân gian thường được các mẹ truyền tai nhau. Đây là phương pháp đơn giản đem lại hiệu quả cao.
24/06/2018 03:05

Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ nhỏ

Bệnh rôm sảy là triệu chứng thường xảy ra vào mùa hè nóng bức, ẩm ướt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị rôm sảy, cơ thể của trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện nổi mụn nhỏ ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng hoặc những vùng nếp gấp như nách, háng...

Rôm sảy có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Thậm chí, một số vùng mụn có thể gây đau khi chạm vào. Nếu chữa trị đúng cách, rôm sảy sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp gãi ngứa dẫn đến nhiễm trùng nặng. Vì vậy, cần có biện pháp điều trị sớm nhất như làm mát da, ngăn ngừa mồ hôi toát ra để giảm thiểu những triệu chứng của rôm sảy.

Cach tri rom say o tre bang la khe

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè nóng bức

Rôm sảy xuất hiện khi các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, không có đường thoát ra ngoài. Nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng tạo điều kiện môi trường cho rôm sảy phát triển. Ngoài ra, cho trẻ mặc quần áo quá nóng, không thông thoáng cũng là lý do của bệnh về da này.

Công dụng của lá khế trong việc điều trị rôm sảy

Từ lâu, lá khế đã được coi là phương thuốc dân gian hữu hiệu giúp điều trị chứng rôm sảy, mẩn ngứa viêm da cơ địa, dị ứng hiệu quả. Tên khoa học của khế là Averrhoa, đây cùng là tên của thầy thuốc Ả rập - người đầu tiên phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh của khế.

Cach tri rom say o tre bang la khe 2

Cách trị rôm sảy ở trẻ bằng lá khế. Trong Đông y, lá khế có tính chất thanh nhiệt

Theo Đông y, lá khế có tính chất thanh nhiệt, khi phong, chuyên dùng để điều trị các triệu chứng của phong. Do đó, có thể sử dụng lá khế tắm cho trẻ khi bị rôm sảy để cải thiện chứng bệnh này. Hơn nữa, phương pháp này cũng giúp làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Cách trị rôm sảy bằng lá khế

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm lá khế rồi ngâm với nước muối 15 phút cho sạch bụi bẩn và các loài côn trùng gây hại.
  • Bước 2: Dùng nắm lá khế đun sôi cùng 3 lít nước.
  • Bước 3: Sau đó, cho nước ấm vào rửa sạch và pha cùng với nước lá khế đã đun, vớt bỏ lá khế và tắm cho trẻ.
  • Bước 4: Sau khi tắm nước lá khế xong, mẹ có thể tắm sơ qua cho trẻ bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.
  • Bước 5: Lau khô người bằng khăn sạch, cho trẻ mặc các quần áo thoáng mát, sạch sẽ.
Cach tri rom say o tre bang la khe 3

Các mẹ có thể đun sôi lá khế để tắm cho bé

Lưu ý: Sau khi tắm xong, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm một chút cháo ấm.

Ngoài ra, mẹ có thể vò lá khế tươi, rồi đem lọc lấy nước pha với nước ấm, thêm một chút muối thành nước tắm cho bé. Tuy nhiên, với cách này mẹ cần rửa thật sạch để đảm bảo không còn sâu ngứa trong lá khế.

Ngoài lá khế, còn một số loại lá khác khi tắm cũng cho hiệu quả trị rôm sảy cao như lá tía tô, lá mảnh bát... Phương pháp này đem lại hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào cơ địa của trẻ.

Những lưu ý khi tắm lá khế cho trẻ

Theo dân gian, tắm lá khế rất tốt cho trẻ làm giảm mụn ngứa, rôm sảy tốt cho làn da. Tuy nhiên, cần chú ý một số điều dưới đây:

Nên chọn những lá khế sạch, không nhiễm thuốc hóa học hay các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại cho da trẻ. Chú ý lựa chọn lá khế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo không nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Cach tri rom say o tre bang la khe 4

Nên chọn những lá khế non xanh, không nhiễm chất hoá học

Để tránh trường hợp da bé dị ứng với lá khế, mẹ có thể thử bôi lên 1 vùng nhỏ trên tay của bé để theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không.

Nên chọn lá khế còn xanh, không quá non, không quá già.

Lưu ý, nếu da bé hoàn toàn khỏe mạnh, không bị rôm sảy, mẩn ngứa, không nên cho bé tắm lá khế. Do trong lá khế có nhựa có thể khiến làn da bé bị xỉn màu.

Chỉ nên tắm cho bé 3 lần/1 tuần bằng nước lá khế.

Không nên thêm muối vào nước lá khế khi đun. Điều này không những làm da bé không sạch mà còn gây cảm giác nhớp dính. Do đó, chỉ nên dùng muối để rửa lá trước khi cho vào đun để đảm bảo an toàn cho bé.

Không nên pha nước tắm lá khế quá đặc.

Trường hợp da trẻ bị trầy xước nhiều, có sưng mủ tuyệt đối không nên tắm bằng lá khế.

comment Bình luận

largeer