Những lưu ý khi phụ huynh dùng phấn rôm cho trẻ

Sử dụng phấn rôm đối với trẻ sơ sinh là cần thiết nhưng cũng nên lưu ý cách dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, làn da nhạy cảm của bé. Nếu không dùng đúng cách, loại mỹ phẩm này có thể gây hại cho trẻ mà cha mẹ lại không lường trước được hậu quả.
24/05/2018 21:20

1. Thành phần chính của phấn rôm

Phấn rôm có thánh phần chính là bột talc được nghiền mịn, có đặc tính hút ẩm cao nên sản phẩm này thường được thoa lên cách vùng dễ ẩm như hai bên bẹn, nách,…để giảm tình trạng bị rát hay hăm do tã và quần áo cọ sát vào da. Ngoài bột talc là thành phần chính ra, phấn rôm thường được thêm vào: muối, muối kẽm, canxi, chất béo cùng một số hương liệu tạo mùi.

2. Phấn rôm có nguy cơ gây hại cho trẻ sơ sinh

Dù hút ẩm tốt và giúp da trẻ khô thoáng nhưng các vấn đề khác đối với việc sử dụng phấn rôm cho trẻ sơ sinh thường xuyên cũng nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ần:

  • Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp

Nếu trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ thoa phấn rôm không đúng cách, có thể khiến bé hít phải, rây ra các bệnh về hô hấp

Việc hít phải phấn rôm sẽ khiến trẻ sơ sinh bị sặc, ho, nhạy mũi, sổ mũi. Nghiêm trọng hơn là khó thở, tím tái hoặc bị nôn ói và ảnh hưởng xấu đến phổi. Biểu hiện lâm sàng do ảnh hưởng của phấn rôm đến hệ hô hấp theo thời gian sẽ nặng dần, trẻ dễ mắc các bệnh như : viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản. Thậm chí sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh “bụi phổi” gây tổn hại nặng nề tới hô hấp của trẻ.

nhung luu y khi dung phan rom cho tre so sinh

Những lưu ý khi phụ huynh dùng phấn rôm cho trẻ. Cha mẹ không nên bôi quá nhiều phấn rôm tránh làm bít lỗ chân lông của trẻ

  • Khiến bệnh rôm sảy nặng hơn

Phấn rôm có tác dụng chính là ngăn mồ hôi tiết ra da, giúp da thông thoáng vì thế, đa số các mẹ thường dùng phấn rôm thoa lên da con sau khi tắm xong để giúp da bé khô, không bị ngứa trong mùa hè, hoặc cũng sử dụng khi con bị rôm sảy.

Nếu cha mẹ bôi quá nhiều phấn rôm lên cơ thể trẻ nhỏ sẽ làm bít lỗ chân lông khiến mồ hôi bé không thoát ra được, gây nhiễm trùng da, viêm da, hăm da. Khiến cho việc điều trị rôm sảy càng khó khăn hơn.

  • Không nên sử dụng cho bé gái

Chưa có kết luận cụ thể nào, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay thì việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với bình thường.

Những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

3. Khi sử dụng phấn rôm cho trẻ cần lưu ý điều gì?

Không thể phủ nhận tác dụng của phấn rôm đối với việc chăm sóc trẻ nhỏ, nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ thì phụ huynh nên thực hiện theo những điều sau:

  • Chỉ nên thoa phấn rôm ở lưng và mông bé, không nên đổ trực tiếp phấn lên cơ thể bé mà phải đổ một ít vào lòng bàn tay thoa đều rồi mới bôi lên cơ thể trẻ.
nhung luu y khi dung phan rom cho tre so sinh.jpg 1
  • Không bôi phấn rôm lên mặt, mũi, cổ, vai hoặc những phần kín trên cơ thể bé (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới). Có thể khiến trẻ hít phải hoặc bị bí da dấn đến bít lỗ chân lông, gây rôm sảy và hăm.
  • Chọn sản phẩm phấn rôm từ các thương hiệu uy tín, an toàn cho trẻ, không mua những loại hàng nhái rẻ tiền.
  • Phải thử phản ứng của trẻ trước khi sử dụng lâu dài. Thời gian theo dõi phản ứng trên da thông thường kéo dài trong 24 giờ.
  •  Cách dỗ trẻ sơ sinh quấy khóc
  • Trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ phải làm sao?
comment Bình luận

largeer