Chăm sóc trẻ bị rôm sảy cần lưu ý những gì?

Rôm sảy không phải là bệnh nguy hiểm nên thường được phụ huynh tự chữa và chăm sóc tại nhà. Và để giảm khó chịu cho trẻ và điều trị hiệu quả thì cha mẹ hãy lưu ý những điều sau nhé.
25/05/2018 15:28

1. Nguyên nhân gây rôm sảy

Thời tiết nóng và oi ả kéo dài khiến hệ điều tiết của trẻ bị quá tải, mồ hôi tiết nhiều không thoát được hết gây ứ đọng trong ống bài tiết. Khi bị dính bụi bẩn sẽ xuất hiện những sần nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc nhiều thành từng cụm, làm trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy thông thường, đến khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều em ít được chú ý giữ da sạch sẽ, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

2. Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Để giảm ngứa và tránh da bị nhiễm khuẩn, các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng.

tre bi rom say

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy cần lưu ý những gì? Để giảm ngứa và tránh da bị nhiễm khuẩn, các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát

Lựa chọn cho trẻ loại quần áo bằng vải mỏng, rộng, nhạt màu, được làm từ các sợi tự nhiên, có tác dụng thấm mồ hôi. Không dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi, cản trợ việc bài tiết quả da khi trẻ hoạt động vui chơi.

Các loại thức trẻ yêu thích như bánh kẹo, chocolate, đồ ăn vặt cũng cần được hạn chế tối đã, lượng đường trong thực phẩm đó sẽ khiến trẻ bị nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Ưu tiên lựa chọn thức ăn có tính mát như rau xanh, hoa quả tươi mát, uống đủ nước mỗi ngày,…

Đặc biệt, cha mẹ cần chăm tắm rửa cho trẻ để luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Lau mồ hôi bằng khăn mềm ngau sau khi trẻ chơi đùa vã mồ hôi.

3. Lưu ý khi tự điều trị rộm sảy cho trẻ

Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Để trị tận gốc nguyên nhân gây rôm sảy, các mẹ cần cho trẻ dùng các thuốc thanh nhiệt, giải độc, để làm mát gan, thải độc tố trong cơ thể. Có một lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi là phải rất thận trọng, cần cân nhắc tới tính an toàn của thuốc, tốt nhất nên tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên ngành.

Thường thì giai đoạn chuyển từ rôm sảy sang mụn nhọt rất dễ dàng và nhanh chóng vì vậy ngay khi trẻ có dấu hiệu rôm sảy các mẹ nên có biện pháp trị ngay cho trẻ. Đầu tiên là phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

tre bi rom say.jpg 1

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy cần lưu ý những gì? Các mẹ cần cho trẻ dùng các thuốc thanh nhiệt, giải độc, để làm mát gan, thải độc tố trong cơ thể

Trẻ bị rôm sảy không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như mụn nhọt, nhất là các nhọt đầu đinh, đây là biểu hiện của nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra. Những trẻ em cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...).

Khi mới chỉ 1-2 nhọt bắt đầu mọc, điều trị bằng bôi cồn iốt vào đúng chỗ nhọt. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ. Tình trạng nhọt mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác thì nên đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân. Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng, tuyệt đối không được nặn; nên đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà không hề khó, tuy nhiên cha mẹ cần đọc kĩ các lưu ý để tránh khiến tính trạng bệnh nghiêm trọng hơn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi thì việc điều trị cần có hướng dẫn của bác sĩ khoa nhi.

comment Bình luận

largeer