Cẩn thận với bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay tác động vào phần móng tay của người bệnh làm thay đổi màu sắc, nền của móng tay. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất, cảm xúc lẫn chất lượng cuộc sống của người bệnh.
23/10/2020 16:50

Bệnh vảy nến móng tay là gì?

Khi nhắc đến bệnh vảy nến móng tay nhiều người thường nghĩ đây là bệnh da liễu. Thế nhưng, vảy nến móng tay lại là bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch trong cơ thể gây ra.

cach-chua-benh-vay-nen-mong-tay1

Hình minh họa

Với những người bình thường, sau khoảng 28-30 ngày các tế bào da sẽ sinh sản một lần. Thế nhưng với những người bị bệnh vảy nến thì hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động quá mức, điều này sẽ làm cho các tế bào tăng sinh. Vì vậy, cứ khoảng 3-4 ngày thì tế bào da trên cơ thể lại sản sinh một lần. Điều này làm cho da của người bệnh bị dày lên, đỏ và gây ngứa ngáy, khó chịu.

Móng tay cũng không ngoại lệ vì móng chính là một phần của da. Móng tay phát triển từ rễ móng nằm dưới lớp biểu bì vì thế bệnh vảy nến móng tay khi bắt đầu sẽ hình thành từ trong rễ móng tay rồi lan rộng ra.

Những triệu chứng do bệnh vảy nến móng tay gây ra

Khi bị vảy nến móng tay thì bạn sẽ thấy móng bị rỗ, có vết lõm phía trên móng. Kèm theo đó là những đốm trắng, sọc. Bạn cũng sẽ nhận thấy hình dạng, kích thước móng thay đổi, móng tay dày lên, cũng có thể móng sẽ bị tách ra khỏi nền móng làm chảy máu dưới móng. Và móng tay thường xuất hiện màu vàng hoặc màu nâu.

vay-nen-mong-tay-e1594783146634

Ảnh mạng

Ngoài những triệu chứng trên thì bạn sẽ thấy những thay đổi khác của móng như:

  • Bong tróc móng: Nếu móng bị bong ra khỏi nền móng, thì lúc vi khuẩn sẽ dễ phát triển trong khoảng trống này dẫn đến xuất hiện những mảng màu vàng trên phần đầu móng.
  • Tăng sừng dưới da: Đây là tình trạng nhiều lớp sừng tại biểu bì tăng sinh dưới móng. Khi tăng sinh, thì các tế bào này sẽ đẩy móng lên, điều này sẽ gây khó chịu hoặc đau đớn khi người bệnh nếu tác động lực lên chúng.

Bệnh vảy nến móng tay thường bị nhầm lẫn với những bệnh nào?

Mọi người thường bị nhầm lẫn bệnh vảy nến móng tay là bệnh nấm móng bởi vì bệnh này cũng làm cho phần móng tay bị dày lên. Bệnh nấm móng tay cũng thường xảy ra song song với bệnh vảy nến móng tay nên thường gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Cách điều trị bệnh vảy nến móng tay

Tuy bệnh vảy nến móng tay không phải lúc nào cũng gây đau thế nhưng nó gây ra sự mặc cảm, tự ti cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp thường ngày. Vì thế, khi bị vảy nến móng tay mọi người nên điều trị sớm để tránh bệnh nghiêm trọng làm móng tay bị xấu đi

Cách chữa bệnh vảy nến móng tay:

  • Bôi thuốc tại chỗ: nếu triệu chứng nhẹ người bệnh có thể đến tiệm thuốc để mua kem, thuốc mỡ về để bôi lên phần móng tay bị vảy nến.
  • Bôi thuốc toàn thân: nếu như bệnh vảy nến móng tay gây khó khăn cho việc đi lại, sử dụng tay thì khi đi khám các bác sĩ sẽ kê toa thuốc có tác dụng toàn thân. Khi dùng loại thuốc này bạn cần mất một khoảng thời gian mới nhận thấy được sự cải thiện tình trạng vảy nến ở móng.
  • Dùng chế phẩm sinh học được chiết xuất từ những thành phần thiên nhiên để điều trị
  • Nếu bệnh nghiêm trọng thì khi đi khám bạn có thể thực hiện một số phương pháp như phẫu thuật, dùng tia X, Ure có nồng độ cao để loại bỏ phần móng bị vảy nến.

Thanh Hằng

comment Bình luận

largeer