Cần Thơ điều trị thành công 1 trường hợp bệnh nhi nuốt dị vật tiêu hóa

Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ vừa điều trị thành công cho 1 trường hợp bệnh nhi nuốt dị vật tiêu hóa bằng kĩ thuật nội soi thực quản dạ dày tá tràng gắp dị vật bằng ống mềm.
09/01/2024 10:50

Bé T.C.C (17 tháng tuổi) vào viện vì nuốt sticker gắn dép nhưng không nôn dị vật ra khỏi đường tiêu hóa. Trước đó, bé ngồi chơi cùng mẹ, bất chợt bé nuốt trôi sticker vào họng. Sau nuốt sticker, bé khóc nhiều, nhợn ói liên tục, hoảng sợ, quấy khóc nên người nhà nhanh chóng đưa bé tới Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ.

Qua hỏi bệnh, thăm khám bác sĩ chẩn đoán dị vật đường tiêu hóa, bác sĩ cho chỉ định chụp X-Quang, siêu âm bụng khẩn cấp phát hiện dị vật đang nằm ở dạ dày. Bé có tiền sử viêm phổi vừa điều trị hết bệnh được 1 tuần. Các bác sĩ Chuyên khoa nội soi Tiêu hóa nhận định đây là 1 trường hợp khó, bé nhỏ tuổi và có tiền sử bệnh đường hô hấp nên ekip đã hội ý cùng ekip Gây mê hồi sức. Ekip quyết định tiến hành nội soi cấp cứu đường tiêu hóa trên gây mê qua nội khí quản lấy dị vật, phát hiện có 1 sticker kích thức 3,5 x 2 cm bằng nhựa có đính kim loại nằm trong lòng dạ dày. Ekip đã tiến hành lấy dị vật bằng thòng lọng an toàn. Sau thủ thuật không xảy ra tai biến.

Empty

Ekip phẫu thuật nội soi cho bệnh nhi

BSCKI. Nguyễn Kim Loan, Phó Trưởng khoa Gây mê chia sẻ: “Đây là 1 trong những trường hợp lâm sàng gây mê khó. Bé ở độ tuổi còn nhỏ và vừa hồi phục sau đợt điều trị viêm phổi ít ngày. Sau khi cân nhắc và xem xét các xét nghiệm tiền phẫu và thăm khám lâm sàng, ekip gây mê hồi sức đã quyết định gây mê nội khí quản gấp dị vật cấp cứu cùng ekip nội soi tiêu hóa cho bé”.

Empty

Dị vật là đồ chơi

BSCKII. Thái Thanh Lâm, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa cho biết: “Dị vật đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo phản xạ, các cháu thường cho bất cứ vật gì trong tay vào miệng và nuốt. Tại khoa Nội Tiêu hóa đã gặp rất nhiều trường hợp như thế này, dị vật thường là: Pin, đồng xu, nam châm, nắp chai nhựa... Nếu dị vật sắc nhọn. kim loại, chất ăn mòn không được nội soi lấy sớm nó có nguy cơ gây thủng dạ dày hoặc ruột non của các cháu dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần nội soi cấp cứu gấp dị vật càng sớm, càng tốt. Các bậc phụ huynh phải để xa tầm với của trẻ nhỏ các vật dụng nhỏ và đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Ngoài nguy cơ cháu nuốt dị vật như trường hợp trên còn có nguy cơ rơi dị vật vào đường thở và có thể dẫn đến bệnh nhi tử vong nếu không cấp cứu kịp thời”.

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer