Cây móp gai giúp hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng, phù thận

Cây móp gai hay mớp gai là một loại rau dại tự nhiên. Đây là loại rau sạch ngon, bổ dưỡng và đặc biệt nó còn là một vị thuốc với những công dụng khiến nhiều người bất ngờ.
26/10/2023 21:51

Mô tả cây móp gai

Thân cây: Móp gai là dạng cây thân thảo, với thân và gốc rễ nằm dưới đất bùn ẩm ướt, thân cây dạng bò phình to như củ, mang nhiều mắt và sẹo của lá rụng.

Rễ: Rễ chùm, phát triển trên thân cây.

Lá: Cuống bẹ dạng dời, cuống lá dài tới 50cm có nhiều gai nhỏ, gai rất cứng khi lá già. Lá móp gai dạng sẻ thùy với những lá kép mọc đối xứng, trê gân chính của lá và các gân nhỏ đều có gai sắc nhọn. Lá non mềm, mập mạp như nhánh cây kim tiền, non búng được người dân hái về làm rau ăn.

Hoa: Mọc lên từ thân cây, cuống hoa dài mọc vươn lên có thể dai tới 50cm, hoa móp gai màu đỏ thường ra hoa đơn độc với một cánh hòa màu vàng bên trong có nhụy như dạng trùy.

Quả: Dạng quả đơn với một quả phình to  dạng trùy với nhiều gai mắt sần sùi.

Cây móp gai mọc ở đâu?

Loài cây này thường mọc ở những vùng đất hoang ẩm ướt, những nơi có mực nước thấp như: Các kênh rạch hay vùng ngập nước ở vùng Nam Bộ, những vùng đất ngập nước ở cạnh các khe suối khắp miền Bắc, miền Trung.

Được biết cây này có ở hầu khắp ba miền Bắc, miền Trung và miền Nam chứ không phải chỉ riêng miền nam. Ở miền Nam cây được gọi là cây mớp gai hay móp gai, miền Bắc gọi là cây ráy gai.

Cây móp gai. Ảnh: Caythuoc.org

Cây móp gai. Ảnh: Caythuoc.org

Bộ phận dùng, thu hái chế biến

Bộ phận dùng: Lá non hay đọt non của cây được người dân dùng làm rau ăn; Thân cây (hay củ) được dân gian sử dụng làm thuốc.

Thu hái, chế biến:

Đọt non được người dân thu hái quanh năm, nhổ hàng ngày để sử dụng làm rau ăn, đây là một loại rau ngon và cực kỳ sạch. 

Củ được nhân dân đào về cắt bỏ rễ con, cuống lá sau đó đem rửa sạch, thái mỏng phơi khô để làm thuốc.

Tính vị móp gai

Củ móp gai: Vị hơi cay, tính mát, không có độc và không ngứa như các cây họ ráy.

Lá móp gai: Vị hơi chát ngọt, hơi cay, rất thơm ngon và đậm đà.

Công dụng của cây móp gai

Vị thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, dùng trong điều trị một số chứng bệnh như:

- Bệnh xơ gan cổ trướng.

- Viêm Gan.

- Vàng da.

- Thông tiểu tiện.

- Mát bổ.

- Giảm đau xương khớp.

- Giảm mụn nhọt.

- Giảm ngứa.

Đối tượng nên dùng

- Xơ gan cổ trướng.

- Viêm gan.

- Phù thũng, tích nước.

- Viêm thận thủy thũng.

- Ho viêm họng.

- Đau lưng, cột sống.

- Đau bả vai, tê chân tay.

- Mặt có nhiều mụn bọc, mụn trứng cá.

- Người bị mẩn ngứa, mẩn đỏ khắp người

Cách dùng: Củ khô dùng khoảng 10g – 20g, sắc nước uống hàng ngày. Ngoài ra đọt non (lá non) dùng xào nấu hoặc muối chua, sử dụng như một loại ranh xanh thơm ngon, nhiều dinh dưỡng và giá trị cho sức khỏe.

Một số bài thuốc từ cây móp gai

Bài thuốc điều trị xơ gan cổ trướng, viêm gan, vàng da

Theo kinh nghiệm dân gian của người dân miền Nam Bộ được ghi chép trong cuốn từ điển; “Từ điển bách khoa dược học”, mớp gai dùng kết hợp với các vị thuốc ô rô nước, lá quao có công dụng điều trị các bệnh về gan như: Viêm gan, xơ gan cổ trướng, vàng da.

Chuẩn bị: Củ cây móp gai 15g, lá cây quao 15g, cây ô rô nước 15g, tất cả đều phơi khô.

Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch phơi khô (sao vàng hạ thổ nếu có điều kiện) sau đó đem sắc với khoảng 4 chén nước sạch, đun cạn lấy khoảng 2 chén nước sau đó chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc thông tiểu tiện, viêm thận thủy thũng

Chuẩn bị: Củ móp gai phơi khô 20g

Thực hiện:

Cách 1: Sao vàng hạ thổ củ khô, sắc với khoảng 3 chén nước, sắc lấy 2 chén chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Cách 2: Sau khi sao vàng vị thuốc, đem tán thành dạng bột mịn, hòa nước sôi, để nguội uống hàng ngày.

Cách 3: Kết hợp dùng thêm đọt non của rau móp gai, rửa sạch luộc ăn hàng ngày, cách này vừa giúp lợi tiểu và thanh lọc cơ thể vừa giúp cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể.

Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: Củ móp gai khô 15g, củ cốt khí 15g, cỏ xước 15g, lá lốt 10g.

Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch rồi đun với khoảng 4 bát nước, đun nước cạn lấy khoảng 2 bát nước chia làm 3 lần uống sau bữa ăn. Dùng liên tục khoảng 10 ngày, người bệnh sẽ thấy được hiệu quả của bài thuốc này.

Bài thuốc điều trị mụn trứng cá

Chuẩn bị: Củ móp gai khô 15g.

Thực hiện: Sắc nước uống hàng ngày, đồng thời kết hợp dùng thêm đọt non móp gai làm rau ăn sẽ rất tốt cho chức năng gan, thận từ đó giúp cải thiện làn da, giảm mụn hiệu quả và lâu dài.

Bài thuốc điều trị mẩn ngứa ngoài da

Chuẩn bị: Dùng toàn cây gồm cả thân và lá cây, kể cả lá già (Dùng khoảng 1 nắm lớn).

Thực hiện: Đun lấy nước, nước này tắm ngày 1 lần, dùng liên tục khoảng 1 tuần sẽ có chuyển biến.

Các nghiên cứu nổi bật về cây móp gai

Hoạt động chống nôn, chống viêm và chống tiêu chảy của chiết xuất hydro-alcoholic từ rễ cây mớp gai:

Một nghiên cứu tại trường Cao đẳng Dược Buenos Aires, Argentina tiến hành trên mô hình chuột thí nghiệm. Trong đó thí nghiệm chống nôn được nghiên cứu bằng cách sử dụng axit axetic gây ra ở chuột; hoạt động chống viêm bằng cách sử dụng chuột phù chân do carrageenan và hoạt động chống tiêu chảy sử dụng chuột tiêu chảy do dầu cây thầu dầu. Kết quả cho thấy chiết xuất hydro-alcoholic từ rễ cây mớp gai cho hiệu quả tốt ở cả ba thí nghiệm  chống nôn, chống viêm và chống tiêu chảy. Những phát hiện này chỉ ra rằng chiết xuất trên có hoạt tính chống nôn, chống viêm và chống tiêu chảy đáng kể, là một cơ sở điều trị bệnh theo y học cổ truyền.

Hoạt động chống viêm, chống oxy hóa của lá mớp gai:

Một nghiên cứu tại Khoa Dược & Dược lâm sàng, Khoa Dược, Đại học Dhaka, Bangladesh qua các xét nghiệm đã xác định hoạt động chống oxy hóa đáng kể và hoạt động kháng khuẩn nhẹ của chiết xuất lá mớp gai.

Hiệu quả điều trị giun xoắn ký sinh Trichinellosis:

Được biết Trichinellosis là một loại giun xoắn ký sinh sống trong cơ thể lợn, gây ra bệnh giun xoắn ở người; tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu loại giun này. Đáng mừng thay, một nghiên cứu mới đây tại Khoa Động vật học, Đại học Hill Đông Bắc, Ấn Độ đã xác định chiết xuất lá cây Lasia spinosa có hiệu quả chống lại cả ba giai đoạn vòng đời của loại ký sinh trùng này. Nhóm nghiên cứu đánh giá L. spinosa sở hữu hiệu quả kháng giun xoắn ký sinh và sán đáng kể chống lại các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun xoắn ký sinh.

Lưu ý nhận dạng cây móp gai

Củ khô móp gai có hình dáng khá giống với củ ráy khô vì có cùng họ. Cách phân biệt bằng mùi vị, củ ráy sử dụng thường có vị cay hơn và hơi ngứa, củ móp gai thì không ngứa.

Ngoài ra củ móp gai cũng rễ nhầm lẫn với củ cốt toái bổ, một loại rễ cây thường có ở miền núi. Để phân biệt hãy chú ý tới vỏ ngoài của củ, bởi vỏ ngoài cốt toái bổ thường bóng hơn củ móp gai – củ móp gai thực ra là thân cây móp gai phình to, bên ngoài là nhiều mất mắt do lá rụng để lại, đó là đặc điểm để dễ dàng phân biệt.

Theo Caythuoc.org

 

comment Bình luận

largeer