Cây sòi trắng và cách điều trị bệnh sán máng, viêm da eczema, zona

Cây sòi hay còn gọi là sòi trắng là loài cây thân gỗ lớn, mọc hoang dại rất phổ biến ở nước ta. Đây là vị thuốc có những đặc tính vô cùng giá trị, công dụng nổi bật của cây sòi trắng là điều trị bệnh sán máng với các biểu hiện: thủy thũng, bụng to trướng, sưng gan, viêm gan cấp tính.
31/12/2023 17:52

Mô tả cây sòi trắng

Thân: Là dạng cây thân gỗ lớn, có thể cao tới 8 đến 10m. Thân có thể có đường kính thân lên tới 20cm, vỏ ngoài thân màu nâu và nhiều vỏ xù xì, nhiều rãnh nứt nẻ trên thân cây.

Lá: Cây có lá so le, với cuống lá dài đến 3cm, lá nhọn và kéo dài ở đuôi lá, lá cây không thấy có lông.

Quả: Quả hình cầu, gần giống với quả chà xanh, bên trong quả sòi chia 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một nhân hạt: nhân hạt sòi có chứa tinh dầu.

Lưu ý: Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập 2, ngoài sòi trắng tự nhiên còn có một loại khác có hình dáng gần giống đó là cây sòi tía với mép là màu tía với những công dụng khác biệt.

Cây sòi mọc ở đâu?

Ở nước ta, cây sòi là loại cây mọc hoang, không thấy trồng, mà chủ yếu mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi, nơi đất để hoang hóa.

Hiện nay, các tỉnh có nhiều cây sòi mọc như: Khắp các tỉnh miền núi phía Tây Bắc gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Yên bái, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình…. Và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Ngoài ra cây còn mọc ở một số quốc gia châu Á khác.

soi

(Ảnh: Caythuoc.org)

Bộ phận dùng

Làm thuốc: Vỏ rễ, vỏ thân được dùng làm thuốc.

Nhuộm đen: Lá được nhân dân ta từ xa xưa sử dụng chất nhuộm đen quần áo

Hạt: Được các quốc ta trên thế giới ép lấy tinh dầu nhân và sáp vỏ nhân.

Vỏ: Nhân hạt gọi là sáp (hay mỡ thực vật) được tác ra làm xà phòng, có khi làm nến thắp.

Thu hái làm thuốc

Vỏ rễ và vỏ thân được thu hái quanh năm, người dân thường chặt những cành lớn nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây, sau đó cạo bớt lớp sần bên ngoài và bóc lớp vỏ, thái miếng nhỏ phơi khô.

Với rễ chỉ đào rễ nhánh, để cây còn có thể phát triển, sau đó đem rửa sạch, tách vỏ rễ, thái mỏng phơi khô.

Nghiên cứu về cây sòi trắng

Xác định hoạt động chống oxy hóa và chống viêm của chiết xuất phenolic lá sòi trắng: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học Đời sống, Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc thông qua mô hình động vật bị viêm da sử dụng chiết xuất phenolic lá sòi. Nhóm nghiên cứu đã xác định hoạt động chống viêm hiệu quả trong trên mô hình động vật viêm da, tác dụng chống viêm của lá sòi chứng minh hoạt động chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ.

Tính vị: Vỏ rễ và vỏ thân cây sòi có vị hơi đắng, tính mát, hơi có độc.

Công dụng của cây sòi trắng

Theo kinh nghiệm dân gian được ghi trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản y học năm 2004, GS. Đỗ Tất Lợi có viết về những công dụng của cỏ rễ và vỏ thân cây sòi với những công dụng rất đáng chú ý sau:

- Điều trị bệnh sán máng (Schistosomiasis) GS. Đỗ Tất lợi gọi là bệnh huyết hấp trùng (Bệnh này có biểu hiện: thời gian đầu có thể bị ngứa, sốt phát ban, về sau gan, lá lách sưng to, tiêu chảy, tiểu ra máu).

- Điều trị bệnh ngoài da: Mẩn ngứa, viêm da, mụn nước vàng.

- Bệnh chàm (eczema).

- Bệnh zona (Với mụn nước vàng, nước dính vào đâu là lan ra đến đó).

- Điều trị bệnh thủy thũng, bụng to xơ trướng.

Cách dùng làm thuốc

Bệnh sán máng: Dùng vỏ thân, vỏ rễ cây phơi khô tán bột sử dụng, liều dùng 15 - 20g bột/ngày cho người lớn và 5g - 10g/ngày cho trẻ nhỏ hòa nước ấm uống sau ăn. Ngoài dùng dưới dạng bột, ta cũng có thể dùng vỏ rễ thân khô sắc nước uống sau ăn với cùng một liều lượng như trên.

Bệnh ngoài da (eczema, Zona nổi mụn nước vàng): Dùng toàn hạt cả nhân hạt và lớp sáp hạt, ép lấy dầu bôi bên ngoài vùng da bị bệnh.

Bụng to xơ trướng, thủy thũng: Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây sòi phơi khô 15g, binh lang 10g, mộc thông 10g. Các vị thuốc rửa sạch, sắc với khoảng 800ml nước, đun cạn lấy 300ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngoài dùng vỏ rễ thân, tại Trung Quốc còn dùng lá cây sắc uống với công dụng  tương tự như cách dùng vỏ rễ ở nước ta.

Lưu ý

Không nên dùng cho phụ nữ mang thai bởi vị thuốc này hơi có độc, phụ nữ mang thai sử dụng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng, cần tham khảo ý kiến tư vấn bác sỹ, tránh gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer