Chóng mặt khi nằm xuống: Cảnh giác dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Chóng mặt khi nằm, quay cuồng, buồn nôn khi đổi tư thế có thể khiến nhiều người lo lắng. Dù không phải lúc nào cũng do bệnh lý nghiêm trọng, nhưng xác định nguyên nhân và điều trị sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tránh biến chứng.
04/07/2025 10:15

Những nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt khi nằm xuống

- Huyết áp thấp: Khi thay đổi tư thế đột ngột, máu dồn xuống chi dưới không kịp bơm lên não, gây choáng váng, quay cuồng.

- Rối loạn tiền đình: Gây chóng mặt kèm buồn nôn, ù tai, mất phương hướng khi chuyển tư thế nằm.

- Bệnh tim mạch: Suy tim, hở van tim hoặc rối loạn nhịp tim làm giảm máu lên não, dễ gây chóng mặt khi nằm xuống.

- Rối loạn lo âu: Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng hệ thần kinh tự chủ, làm tim đập nhanh, thở gấp, gây chóng mặt khi đổi tư thế.

- Thiếu nước: Giảm thể tích tuần hoàn, làm máu đặc hơn, hạn chế ô-xy lên não, gây chóng mặt khi chuyển tư thế.

- Thiếu máu: Ít hồng cầu và ô-xy lên não, đặc biệt ở phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài hoặc người ăn uống kém, dễ gây choáng khi nằm.

Empty

Chóng mặt khi nằm không chỉ là cảm giác khó chịu mà có thể là dấu hiệu của bệnh lý (Ảnh minh họa)

Những cách giúp cải thiện chóng mặt tại nhà

Để giảm thiểu tình trạng chóng mặt khi nằm xuống, người bệnh có thể tự cải thiện bằng những thói quen đơn giản nhưng hiệu quả.

Thay đổi tư thế chậm rãi

Cơ thể cần một vài giây để điều hòa huyết áp và thích nghi với chuyển động, đặc biệt ở những người huyết áp thấp hoặc rối loạn tuần hoàn. 

Trước khi nằm xuống hoặc ngồi dậy, hãy ngồi yên vài giây để cơ thể thích nghi với tư thế mới. Điều này giúp hạn chế chuyển động đột ngột, giảm nguy cơ máu dồn xuống chân và thiếu máu lên não.

Empty

Thói quen chuyển động từ từ giúp ổn định huyết áp, tránh choáng váng (Ảnh minh họa)

Bổ sung đầy đủ nước và dinh dưỡng thiết yếu

Thiếu nước hoặc thiếu chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến tuần hoàn và chức năng não bộ.

Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày kết hợp chế độ ăn giàu sắt, vitamin B12, axit folic… từ các thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng, rau xanh, đậu hạt sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu máu, cải thiện đáng kể tình trạng chóng mặt tái diễn.

Empty

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng để ngăn tình trạng chóng mặt tái diễn (Ảnh minh họa)

Vận động đều đặn và giữ tinh thần thư giãn

Tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hay đạp xe không chỉ hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện chức năng tiền đình và tim mạch mà còn giúp giảm căng thẳng, ổn định huyết áp. 

Bên cạnh đó, các hoạt động thư giãn như thiền, tập thở sâu, nghe nhạc hoặc duy trì sở thích cá nhân sẽ giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ hệ thần kinh hoạt động ổn định hơn. 

Sự kết hợp giữa vận động thể chất và chăm sóc sức khỏe tinh thần có thể giúp giảm rõ rệt tình trạng chóng mặt khi nằm xuống hoặc thay đổi tư thế.

Đừng xem nhẹ những cơn chóng mặt tái diễn

Chóng mặt khi nằm xuống đôi khi chỉ là phản ứng nhất thời, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, đặc biệt kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, đó có thể là lời cảnh báo quan trọng từ cơ thể. Nó có thể liên quan đến các vấn đề về tim mạch, thần kinh, huyết áp hoặc rối loạn tiền đình. Khi các biện pháp thay đổi lối sống không còn hiệu quả, bạn nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Minh Châu (tổng hợp)

comment Bình luận