Chuyên gia khuyến cáo việc ăn dặm cho trẻ

"Khi trẻ đạt 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho con vì cân nặng của con hiện tại gấp 2-2,5 lần lúc sinh, không phải do sữa mẹ mất chất. Thì lúc này, WHO khuyến cáo rằng phải bổ sung thêm thực phẩm bên ngoài song song với bú mẹ giống như trước để trẻ bắt kịp tốc độ phát triển", bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết.
10/02/2022 10:12

Không gia vị

Chưa từng có tài liệu nào của WHO hay UNICEF nói về việc ăn dặm 6 tháng tuổi nêm gia vị cả. Tất cả khuyến cáo hiện nay đều ủng hộ việc không nêm gia vị cho trẻ từ 6 tháng cho tới ít nhất 2 tuổi.

Họ còn khuyến cáo rằng lối sống “fast food” hiện nay đang tạo ra thế hệ sử dụng muối gấp 2-3 lần nhu cầu bình thường, kể cả ở Mỹ chứ không chỉ Việt Nam. Tương lai sẽ gây ra các bệnh tim mạch như cao huyết áp, suy tim, béo phì, rối loạn chuyển hóa…

1

Nên chuyện các loại gia vị rồi gắn mác “dùng cho trẻ 6 tháng…” các bố mẹ hãy thận trọng lượng muối trong đó, thường được viết dưới dạng “Salt” hay “Sodium…”. Nếu như 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm thì nấu đa dạng các thực phẩm, lượng sodium hay natri có sẵn trong thực phẩm là quá đủ cho nhu cầu con rồi.

Cảm nhận vị giác trẻ từ 6 tháng tuổi thì sẽ cảm nhận vị ngọt của thịt, cá, rau, củ... hơn là các loại gia vị.

Sữa là chính

Chúng ta thường hay nghe câu “Dưới 1 tuổi sữa là chính, ăn là phụ. Sau 1 tuổi thì ăn là chính, sữa là phụ” thì hôm nay bác sĩ cắt nghĩa thêm cho mọi người hiểu.

Bé 6 tháng tuổi thường uống trung bình 600ml sữa/ngày và chỉ nên ăn dặm thêm 1 cử trong ngày. Sau 2-4 tuần thì tăng dần lượng ăn dặm lên nhưng vẫn đảm bảo sữa đạt tầm 600ml/ngày. Tính ra thì năng lượng cung cấp cho con từ sữa là chính. Chứ không phải là dưới 1 tuổi ăn là phụ nên bố mẹ cứ thấy bé không ăn là ép uống sữa, làm con mất đi giai đoạn tập ăn đồ thô. Khi bé 1 tuổi rồi thì lại biếng ăn, và lúc đó thì lại quăng sữa cho con.

Từ 12 tháng tuổi, chúng ta cần tập trung cho bé ăn đồ thô, ăn giống người lớn, chỉ khác đừng tập bé ăn quá mặn, quá nhiều gia vị. Sữa giai đoạn từ 12 tháng tuổi trở đi tối đa chỉ 500ml dù là sữa mẹ, sữa công thức hay sữa tươi. Giai đoạn này thường có một sai lầm đó là thấy trẻ không ăn thì cho uống sữa, và hệ quả là có trẻ uống 1000ml/ngày và chẳng thèm ăn. Chưa kể, bác từng có bài về việc lạm dụng nhiều sữa tươi gây thiếu máu thiếu sắt (không phải sữa công thức).

Lợi ích ăn dặm sớm

Sớm ở đây là sau 4 tháng tuổi và trước 6 tháng tuổi

Phần lớn các khuyến cáo hiện nay khuyên ăn dặm từ 6 tháng tuổi nhưng nếu như từ 4 tháng tuổi, trong 2 tuần liên tục, biểu đồ cân nặng của trẻ đi ngang dù ăn uống tốt thì các chuyên gia khuyến cáo vẫn có thể ăn dặm sớm.

Một số nghiên cứu ghi nhận rằng nếu trẻ ăn đa dạng và được tiếp xúc càng nhiều loại thức ăn khác nhau thì lại giảm được tỷ lệ dị ứng khi trẻ lớn hơn. Mặc dù cần thêm thời gian để quan sát nhưng kết quả nghiên cứu cũng đã được WHO nhắc tới trong khuyến cáo của mình về ăn dặm đa dạng

Nên ăn gì?

Thực ra WHO hay UNICEF không cấm thực phẩm gì trong giai đoạn ăn dặm. Chỉ khuyên là nếu ăn dặm và xảy ra dị ứng thì nên tái khám bác sĩ và cân nhắc cho ăn lại loại thực phẩm đó thôi.

Trẻ 6 tháng có thể ăn dặm lỏng, đặc hoặc dạng thạch dễ tan trong miệng

Trẻ 8 tháng có thể tập ăn thức ăn dạng “finger food” – nghĩa là các loại thức ăn được vo viên vừa lòng bàn tay của bé để bé tập ăn một mình

Trẻ 12 tháng có thể ngồi ăn cùng gia đình, nhưng lưu ý vấn đề gia vị

Tránh các thực phẩm nguyên hạt như hạnh nhân, thạch trà sữa, rau câu….hay rau củ cắt cục quá to.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer