Có bầu ăn kiwi được không

Có bầu ăn kiwi được không? Kiwi được xếp vào danh sách những loại trái cây cực tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nho. Hàm lượng axit folic dồi dào trong kiwi có tác dụng chống lại các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
25/10/2017 10:46

Giá trị dinh dưỡng của kiwi

Kiwi hay tên khác là quả dương đào, lý gai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó được trồng nhiều tại New Zealand và ở thành quốc trái của đất nước này. Kiwi là loại trái cây an toàn, giàu chất dinh dưỡng và cực tốt cho sức khỏe con người.

Kiwi được xếp vào nhóm những loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng nhất thế giới. Hàm lượng dinh dưỡng của kiwi còn vượt qua cả đủ đủ, cam và xoài.

Quả wiki được cấu thành chủ yếu từ nước carbohydrate. Nếu người dân thường xuyên ăn kiwi sẽ giúp sản sinh ra vi chất chống lại ADN của các tế bào ung thư.

Quả kiwi chín chứa nhiều năng lượng cao: cacbohydrat, đường, chất xơ, chất béo, chất đạm... cùng hàm lượng khoáng chất dồi dài như: canxi, sắt, megie, photpho, natri, kẽm. Đây đề là những hoạt chất cực tốt để bảo vệ sức khỏe con người.

Co bau an kiwi duoc khong

 

Có bầu ăn kiwi được không, ăn nhiều kiwi tốt cho hệ tim mạch

Bên cạnh đó, kiwi được xác định là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin quan trọng: B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin C, E, K. Hàm lượng vitamin C trong quả kiwi được xác định là nhiều hơn gấp 2 lần so với cam. Lượng vitami C này giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Kiwi được xem là loại trái cây cực tốt cho sức khỏe tim mạch. Những người bị bệnh tim nên ăn từ 2 - 3 quả kiwi mỗi ngày để giúp trái tim khỏe mạnh. Đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng huyết áp tăng, loãng máu, vón cục máu, nâng cao lượng cholesterol tốt cho cơ thể.

Được biết, trong kiwi chứa nhiều actinidain - đây là hợp chất giúp tiêu hóa protein trong ruột cực tốt. Điều này giúp cho con người không cảm thấy quá tức bụng sau khi ăn no. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người dân nên sử dụng kiwi làm trái cây tráng miệng sau khi ăn.

Hiện nay, tại Việt Nam có bán 2 loại là kiwi xanh và kiwi vàng. Nhiều người cho rằng, kiwi xanh có vị chua, khó ăn. Nhưng thực tế, khi chín kiwi có vị ngọt thanh rất dễ ăn. Kiwi vàng là loại trái cây nhiệt đới có mùi vị và hương thơm tương đương quả đào hoặc quả xoài chín.

Bà bầu ăn kiwi tốt cho sức khỏe và thai nhi

Theo nghiên cứu, trong trái kiwi chín có chứa 80% chất dinh dưỡng thiên nhiên cực tốt cho phụ nữ có thai và thai nhi. Bà bầu nên bổ sung kiwi vào các bữa ăn hàng ngày của mình.

Khoảng 2 - 3% thịt quả kiwi tươi là chất xơ. Tỉ lệ chất xơ phong phú này là thành phần cực kỳ quan trọng đối với bà bầu. Bà bầu thường xuyên ăn kiwi tươi giúp quá trình tiêu hóa trở nên đơn giản hơn. Đồng thời giảm nhanh và hiệu quả tình trạng báo bón. Ngoài ra, bà bầu ăn kiwi còn giúp loại bỏ các độ tố khỏi dạ dày, khu vực đại tràng và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ngoài da.

Trái kiwi chứa khoảng 140% vitamin C mà cơ thể bà bầu cần mỗi ngày. Lượng vitamin C này giúp hỗ trợ hệ miễn dịch  bảo vệ cơ thể tốt hơn. Đồng thời, có khả năng chóng oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu cực tốt.

Co bau an kiwi duoc khong

 

Có bầu ăn kiwi được không, kiwi chứa nguồn chất xơ khổng lồ cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn

Một tác dụng tuyệt vời của kiwi đối với bà bầu đó là khả năng chống lại sự phá hủy ADN cực tốt của các tế bào ung thư: ung thư phổi, cổ họng, dạ dày, đại tràng, thực quản... Vitamin C, E còn có tác dụng chống lại tình trạng xơ vữa động mạch, hạ lượng cholesterol xấu trong máu.

Đối với những bà bầu bị ho, hen suyễn trong thời kỳ mang thai thì có thể ăn kiwi. Bởi lượng chất dinh dưỡng trong kiwi đóng vai trò giúp cho hỗ trợ đường thở thông thoáng, hạn chế sự sản sinh của đờm xanh.

Đối với thai nhi, hàm lượng vitamin C, acid folic và khoáng chất là thành phần giúp thai nhi pát triển khỏe mạnh, chống lại các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bào thai, chống lại tình trạng hen suyễn, ho sau sinh.

Không phải lúc nào kiwi cũng tốt cho bà bầu

Mặc dù chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cực cao nhưng không phải lúc nào kiwi cũng phát huy tác dụng tuyệt vời. Những bà bầu bị sỏi thận, sỏi mật thì nên cân nhắc trước khi ăn kiwi. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Để đem lại tác dụng hiệu quả, bà bầu chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả kiwi mỗi ngày. Bà bầu không nên lạm dụng ăn quá nhiều vì như vậy sẽ để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Co bau an kiwi duoc khong (3)

 

Có bầu ăn kiwi được không, bà bầu bị tiêu chảy thì nên hạn chế ăn kiwi

Một số tác dụng phụ nguy hiểm khi bà bầu ăn quá nhiều kiwi:

- Dị ứng: Bà bầu ăn kiwi không đúng cách thể dễ dàng bị dị ứng quả hạch. Khi đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu như tiêu chảy, đau dạ dày, ngứa miệng.

- Khó chịu vùng miệng: đây cũng là một dạng dị ứng khi ăn kiwi.

- Tiêu chảy: đối với một số bà bầu nhạy cảm với hiệu ứng nhuận tràng của quả kiwi thì sẽ rất dễ bị mắc chứng tiêu chảy khi ăn quá mức một chút trong thời điểm nhất định.

Dù kiwi là loại thực phẩm cực tốt đối với bà bầu. Thế nhưng, trong một số trường hợp bà bầu cũng cần biết cách ăn hợp lý để tránh một số tác dụng phụ không đáng có.

comment Bình luận

largeer