Có bầu ăn thịt chó được không

Có bầu ăn thịt chó được không? Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định phụ nữ có thể ăn thịt chó trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, chỉ nên ăn thịt chó ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
29/01/2018 09:36

Giá trị dinh dưỡng của thịt chó

Thịt chó là món ăn khoái khẩu của người dân các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Vì là món ăn khoái khẩu nên người dân tìm ra rất nhiều cách khác nhau để chế biến thịt chó thành các món ăn hấp dẫn như: lẩu thịt chó, thịt chó hấp, thịt chó xào sả ớt…

Hiện nay, đối với một số nền văn hóa, thịt chó được xem là ẩm thực hàng ngày. Nhưng đối với một số nước phương Tây, giết mổ hoặc ăn thịt chó là một điều cấm kỵ.

Việt Nam là một trong những quốc gia ăn thịt chó lớn nhất thế giới. Ước tính mỗi năm người Việt tiêu thụ hết khoảng 5 triệu con chó. Người miền Bắc là nhóm đối tượng chuộng món thịt chó nhất. Thịt chó là một trong những món ngon nhất tại Hà Nội được nhà văn Vũ Bằng miêu tả trong cuốn “Món ngon Hà Nội”.

Theo đông y, thịt chó có vị mặn, tính ấm, phần tỳ vụ thận, xương chó thường có vun ngọt, tính ấm tốt cho gân cốt, sinh cơ chống rét và hoạt huyết. Nhiều người sử dụng thịt chó để chữa đau xương, mỏi gối, đau nhức cơ thể, lạnh bụng, khó tiêu…

Empty

Có bầu ăn thịt chó được không, thịt chó là thực phẩm có tính hai mặt đối với sức khỏe con người

Thịt chó là loại thực phẩm chứa hàm lượng dưỡng chất cao như Ca, P, Fe… Đặc biệt, xương chó có chứa nhiều Ca dạng  carbonat và photphat.

Một số nghiên cứu chỉ ra, trong thịt chó có chứa nội tiết tố androgen. Đây là một chất có tác dụng tốt đối với bộ phận tinh hoàn của nam giới.

Ăn thịt chó còn tốt cho những người bị lạnh tay chân, ít chịu được lạnh, thích ăn đồ nóng, dễ đi ngoài, ho hen, cảm lạnh, liệt dương. Trẻ con, người lớn mắc chứng đái dầm cũng có thể ăn thịt chó để chữa trị.

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người không chịu được nóng, thích ăn đồ nguội, thích quạt, khó ngủ, tăng huyết áp, người bị ung thư,  trẻ mới ốm dậy… thì không nên ăn thịt chó.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Long, bệnh viện Lão khoa cho biết: thịt chó có chứa chất đạm cao nên người bị bệnh gout, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu nếu ăn sẽ bị đau làm cho bệnh nặng nề hơi do lượng axit uric tăng cao và không đào thải được ra bên ngoài.

Đặc biệt, tuyệt đối không được ăn thịt chó với tỏi. Vì tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt khi ăn cùng thịt chó dễ bị đau bụng, kiết lỵ

Bà bầu nên ăn thịt chó ở mức độ vừa phải

Quan niệm dân gian cho rằng, bà bầu ăn thịt chó khi sinh con ra dễ bị chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, chậm lẫy… Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, đây là nhận định không có cơ sở, không đúng.

Theo bác sĩ Lê Huy Tuân, chuyên khoa sản, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội: bà bầu ăn thịt chó không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai khi về sua này. Ngoài ra, quan niệm bà bầu ăn thịt chó sinh con ra bị động kinh, mọc nhọt, bị tràm cũng hoàn toàn vô căn cứ.

Thịt chó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt có thể giúp bà bầu bổ sung một số vitamin, khoáng chất còn thiếu trong cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bà bầu không nên lạm dụng ăn quá nhiều thịt chó trong thời kỳ mang thai. Theo đó, bà bầu chỉ nên ăn một vài miếng mỗi lần và 1 tháng chỉ nên ăn thị chó 1 lần.

Empty

Có bầu ăn thịt chó được không, ăn nhiều thịt chó gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu

Một số chuyên gia cho rằng, trong thị chó có chứa nhiều đậm, nếu bà bầu cố tình ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến việc ăn uống các thực phẩm khác và làm tăng nguy cơ tiền sản giật, co giật.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên hạn chế ăn thịt chó với mắm tôm hoặc rau sống. Bởi đây là 2 thực phẩm ăn kèm không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mắm tôm và rau sống dễ bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy và một số bệnh lý khác cho bà bầu.

Thay vì ăn thịt chó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bà bầu nên sử dụng các thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, thực phẩm có chứa chất đạm an toàn như cá, thịt bò… Ngoài ra, bà bầu cũng nên bổ sung thêm cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất khác từ rau xanh, hoa quả…

comment Bình luận

largeer