Có bầu ăn thịt trâu được không

Có bầu ăn thịt trâu được không? Thịt trâu là một trong những loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng khá cao, được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, thịt trâu không được xem là thực phẩm tốt đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi.
01/03/2018 09:09

Giá trị dinh dưỡng của thịt trâu

Mức độ phổ biến của thịt trâu trong các bữa ăn hàng ngày của người dân khu vực Đông Nam Á, Nam Á được so sánh ngang với thịt lợn và thịt bò. Hầu hết các nghiên cứu dinh dưỡng chuyên sâu đều khẳng định, thịt trâu có hàm lượng dưỡng chất cao tương đương với thịt bò và có thể cao hơn thịt lợn.

Không chỉ thịt trâu mà rất nhiều bộ phận khác của trâu như sừng trâu, sữa trâu, răng trâu, nội tạng đều được sử dụng hoặc là để chế biến thức ăn hoặc là để làm thuốc.

Theo đông y, thịt trâu là thực phẩm có vị ngọt, tính hơi hàn và không có độc. Khi ăn thịt trâu có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt và có thể chữa được chứng phong sưng tê, đau lưng, phù chân ở nhiều đối tượng.

Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt trâu có ít mỡ hơn thịt bò, hàm lượng sắt của thịt trâu lại cao thịt bò. Trong thịt trâu tỉ lệ đạm cao hơn thịt lợn.

Empty

Có bầu ăn thịt trâu được không? Giá trị dinh dưỡng của thịt trâu tương đương với thịt bò và cao hơn thịt lợn

Tuy nhiên, hàm lượng chất béo, đường lại ở mức độ vừa phải. Mặt khác, người ta tìm thấy trong thịt trâu có chứa nhiều vitamin, khoáng chất khác như: B1, B2, B6, B12, PP, canxi, photpho…

Theo phân tích từ bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 85g thịt trâu người ta tìm thấy: 160calori, 26g protein, 5g tổng chất béo, 2g chất béo bảo hòa,49mg Cholestrerol.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng thịt trâu cho những người thường xuyên lao động trí óc, phục nữ bị béo phì…. Thế nhưng, những người bị mắc sỏi thận, có vấn đề về hệ tiêu hóa… thì được khuyến nghị nên hạn chế ăn thịt trâu.

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng tương đương thịt bò, song người Việt không chuộng thịt trâu bằng thịt bò. Lý do nằm ở việc thịt trâu thường có mùi tanh, không thơm như thịt bò. Mặt khác, khi ăn thịt trâu còn dai, thớ to hơn thịt bò.

Tuy nhiên, nhờ sự sáng tạo trong chế biến ẩm thực nên rất nhiều món ăn ngon, lạ miệng từ thịt trâu được người dân sáng tạo ra. Thịt trâu gác bếp, thịt trâu lá nồm… rất được ưa chuộng.

Có bầu ăn thịt trâu được không?

Không ai có thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của thịt trâu đối với con người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thịt trâu không được xem là thực phẩm tốt đối với sức khỏe con người. Hầu hết những người nghiên cứu về dinh dưỡng đều khuyến nghị phụ nữ nên hạn chế ăn thịt trâu trong thời kỳ dưỡng thai, thậm chí là không nên ăn. Thịt trâu được xếp vào nhóm thực phẩm “cảnh báo” đối với bà bầu cùng với thịt chó và thịt ba ba.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thịt trâu không trở thành thực phẩm tốt cho bà bầu. Đầu tiên, bà bầu ăn thịt trâu dễ bị đầy bụng, ợ nóng. Đây cũng là thời kỳ bà bầu dễ bị táo bón nên cần hạn chế ăn thực phẩm này. Sự kết hợp các yếu tố trên có thể gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu.

Đối với những bà bầu được bác sĩ cảnh báo có dấu hiệu bị mắc bệnh gút, máu nhiễm mỡ, sỏi thận, cao huyết áp hoặc viêm khớp cũng tuyệt đối không được ăn thịt trâu. Bởi thịt trâu có chứa hàm lượng đạm rất cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, viêm nhiễm xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà bầu.

Empty

Có bầu ăn thịt trâu được không? Thịt trâu có thể trở thành nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho bà bầu

Như đã chia sẻ, thịt trâu có chứa hàm lượng sắt cao hơn thịt bò rất nhiều. Với bà bầu, bổ sung sắt trong thời gian dưỡng thai là rất cần thiết nhưng nếu hàm lượng sắt bổ sung vượt quá quy định do ăn nhiều thịt trâu thì cũng không hề tốt cho sức khỏe và thai nhi. Vậy nên, bà bầu cần hạn chế tối đa việc ăn thịt trâu, thay vào đó nên bổ sung sắt thông qua các thực phẩm dinh dưỡng khác.

Trong thời kỳ mang thai, những người được bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu chớm mắc u xơ tử cung cũng tuyệt đối không được ăn thịt trâu, thịt bò. Bởi những loại thịt đỏ này có kích thích tố như estrogen có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến các khối u xơ khiến nó diễn biến nghiêm trọng hơn.

Thay vào đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị phụ nữ có thai cần điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng của mình cho phù hợp với từng giai đoạn cả thai kỳ. Bà bầu nên lựa chọn các thực phẩm đảm bảo sự cân đối, thanh đạm để giúp thai nhi lớn mạnh ổn định.

Đồng thời nên nên tăng cường ăn ngũ cốc, sữa, trứng, thịt, cá, tôm và tăng cường ăn rau xanh. Ngoài ra, cũng nên bổ sung vitamin, khoáng chất để giúp phát triển trí tuệ, chiều cao ổn định của thai nhi.

comment Bình luận

largeer