Có kinh nguyệt uống nước dừa được không?

Có kinh nguyệt uống nước dừa được không? Những triệu chứng đau bụng, đau lưng, tức ngực khi đến ngày đèn đỏ khiến nhiều người khó chịu. Và nước dừa chính là vị cứu tinh giải quyết vấn đề này.
21/02/2018 09:58

Có kinh nguyệt uống nước dừa được không?

Nước dừa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7% (chủ yếu là glucose, fructose), các chất khoáng (Ca, Na, K. L, P, Fe), các vitamin (C, PP,…). Giá trị dinh dưỡng của quả dừa cũng tùy thuộc vào độ tuổi. Ở dừa già, hầu hết các chất bổ dưỡng đều tập trung vào cơm dừa, trong đó nhiều nhất là chất béo (27%). Ở dừa non, hàm lượng chất béo trong nước dừa và cơm dừa rất thấp (1%). Trong cơm dừa non và nước dừa non có nhiều vitamin và tương tự dịch truyền.

Theo đông y, nước dừa có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ hắc loạn (tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc).

co kinh nguyet uong nuoc dua duoc khong

Có kinh nguyệt uống nước dừa được không? Uống nước dừa có thể giảm tình trạng đau bụng khi hành kinh

Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa có thể giảm tình trạng đau bụng khi hành kinh. Nước dừa bổ sung điện giải và ngăn ngừa cơ thể bị mất nước từ đó giúp phụ nữ "đến ngày" không mệt mỏi. Bên cạnh đó còn hỗ trợ quá trình đào thải mái kinh từ tử cung qua cổ tử cung đến âm đạo và đẩy ra ngoài thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Với những người nhận thấy bị chậm kinh (không có thai) thì cũng nên dùng nước dừa để kinh nguyệt được đả thông. Thậm chí, nước dừa còn khiến kinh nguyệt đến sớm hơn khi bạn đang mong muốn.

Vào những ngày có kinh, phụ nữ sẽ mất khoảng 500cc chất lỏng. Bởi vậy, việc bổ sung nước trong thời gian này là rất quan trọng. Và nước dừa là sự lựa chọn hàng đầu. Mọi người nên uống 2 lần/ngày để nước dừa phát huy tác dụng, tránh uống vào buổi tối để không bị nặng bụng, khó tiêu, tiểu đêm.

Lưu ý, không nên uống nước dừa ướp lạnh để tránh tử cung bị lạnh gây đau bụng, và nên kết hợp ăn cùi dừa tốt cho sức khỏe. 

Những lưu ý khi uống nước dừa

Không nên lạm dụng nước dừa: uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày.

Không nên uống nước dừa vào buổi tối (gây đầy bụng).

Uống nước dừa từ từ (không nên pha đá hoặc kèm các hóa chất khác).

Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị “trúng” với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.

co kinh nguyet uong nuoc dua duoc khong 1

Không nên uống quá nhiều nước dừa trong 1 ngày tránh bị đầy bụng

Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.

Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp,… thì không nên dùng nước dừa.

Người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp,… không nên uống nước dừa.

Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ (khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa).

comment Bình luận

largeer