Có kinh nguyệt hiến máu được không?

Có kinh nguyệt hiến máu được không? Nhiều người đăng ký hiến máu nhưng lại đến ngày "đèn đỏ" đều đặt ra câu hỏi như trên.
18/01/2018 16:25

Khi hiến máu cần làm gì ?

Trước khi và hiến máu phải làm gì?

- Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.

- Mang giấy CMND, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.

Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:

- Giơ cao tay.

- Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính.

- Thay miếng bông và băng dính khác .

Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:

- 2 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.

- Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.

co kinh nguyet hien mau duoc khong

Có kinh nguyệt hiến máu được không? Trước khi hiến máu bạn cần đọc kỹ quy định trong tờ khai

Ngay sau khi hiến máu nên:

- Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.

- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.

- Uống nhiều nước sau khi hiến máu.

- Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.

- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.

Những điều cần tránh:

- Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.

- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.

- Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.

co kinh nguyet hien mau duoc khong 1

Sau khi hiến máu bạn nên nghỉ ngơi 1-2 ngày và hạn chế uống rượu bia

Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu

Nên: - Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.

- Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …

- Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Những trường hợp không nên hiến máu

Theo khuyến cáo của Viện truyền máu huyết học trung ương, có những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng sức khỏe khi cho máu, thường gặp phải ở những đối tượng hiến máu có những tình trạng sau:

1. Huyết áp cao hoặc thấp.

2. Có bệnh tim mạch từ trước.

3. Thường xuyên có tình trạng chóng mặt, choáng váng.

4. Đang trong giai đoạn sốt cao.

5. Có bệnh thấp khớp.

6. Thiếu máu.

7. Mắc bệnh đái tháo đường.

8. Đang mắc bệnh viêm loét, hoặc nhiễm trùng.

9. Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa.

10. Đang có thai hoặc cho con bú.

11. Đang có rối loạn về kinh nguyệt.

Có kinh nguyệt hiến máu được không?

Trong quy định của người hiến máu có điều khoản đảm bảo an toàn cho người hiến máu. Khi hiến máu sẽ lấy đi một lượng máu không nhỏ trong cơ thể, có thể nhiều hơn cả chu kì kinh nguyệt. Nếu người đi hiến khỏe mạnh thì mất lượng máu này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chỉ sau 2-3 tuần cơ thể tự sinh ra máu bù vào được.

co kinh nguyet hien mau duoc khong 2

Có kinh nguyệt hiến máu được không? Theo lời khuyên của bác sĩ bạn không nên đi hiến máu trong thời điểm này

Với những người trong chu kì kinh nguyệt, tức là mất máu thì cùng lượng máu trên nếu hiến đi có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp tư thế, huyết áp kẹp, chóng mặt té ngã, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu vốn có. Bởi vậy người có kinh không nên hiến máu để an toàn cho chính mình. Nếu muốn hiến thì bạn hãy đợi đến khoảng giữa chu kì kinh là tốt nhất.

comment Bình luận

largeer