Có nên ăn đu đủ khi đói không?

Đu đủ là một trong 5 loại trái cây có thể ăn khi đói (bơ, dưa hấu, táo, lê). Đu đủ có chứa dưỡng chất giúp xoa dịu dạ dày, tạo cảm giác dễ chịu và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
09/06/2018 11:55

1. Có nên ăn đu đủ khi đói không?

Đu đủ (Carica papaya) là loại cây thân thảo, không hoặc ít khi có nhánh, thường cao từ 3 – 10m. Đu đủ được trồng để lấy quả ăn. Quả đu đủ to, tròn, dài. Khi chín mềm hạt có màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hoặc ít hạt.

Khi quả đu đủ xanh thường được sử dụng như một loại ra (làm nộm hoặc hầm xương). Còn khi đu đủ chín được sử dụng để ăn trực tiếp như một loại trái cây tráng miệng.

Với người Việt Nam, đu đủ con mang ý nghĩa tâm linh lớn. Quả đu đủ là một trong những trái cây không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người dân Nam Bộ (cùng với mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài). Bởi quan niệm của người dân miền Nam, quả đu đủ tương trưng cho sự sung túc, no đủ.

Còn theo đông y, đu đủ có tên là mộc qua. Đu đủ là trái cây có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt. Đu đủ dù là ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khỏe.

Empty

Có nên ăn đu đủ khi đói không? Đu đủ là trái cây có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100g đu đủ có chứa 74-80mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Bên cạnh đó, đu đủ chín còn có chứa nhiều vitamin B1, B2, các axit gây men và một số khoáng chất như: magie kali, canxi, sắt, kẽm… Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, phục hồi chức năng gan, tăng cường sức đề kháng.

Các nghiên cứu chỉ ra, đu đủ có chứa thành phần có lợi cho sức khỏe giúp phòng chống các bệnh về tim mạch và giúp hỗ trợ điều trị ung thư. Ăn đu đủ giúp vô hiệu quá những chất có hại cho làn da, tránh da nhăn sớm, chống lão hóa, chống những độc tố và giữ cho làm da khỏe mạnh. Đặc biệt, trong đu đủ có chứa chất chống viêm túi mật hiệu quả.

Ngoài đu đủ, hạt và nhựa đu đủ còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh và chống lại các loại ký sinh trùng đường ruột như giun sán, chữa bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ.

Câu hỏi được nhiều người quan tâm, ăn đu đủ khi đói có được không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta hoàn toàn có thể ăn đu đủ khi đói. Bởi trong đu đủ có chứa hàm lượng chất là xoa dịu dạ dày, tạo cảm giác dễ chịu cho đường tiêu hóa. Hơn nữa, ăn đu đủ chín còn kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón hiệu quả,

Mặt khác, đu đủ chín coi là món ăn bồi bổ và gousp sự tiêu hóa các chất thịt trở nên dễ dàng hơn. Còn trong nấu ăn, khi hầm cùng các loại thịt, xương cứng cho đu đủ xanh vào giúp thịt mau nhừ, nhuyễn, ăn tốt cho đường tiêu hóa.

2. Những lưu ý cần biết khi ăn đu đủ

Măc dù là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng nhưng khi ăn đu đủ người dân cũng cần nắm bắt được những lưu ý sau:

  • Không nên tự ý ăn đu đủ

Khi ăn đu đủ nhiều người nghĩ hạt của nó sẽ tốt nên ăn cả hạt luôn. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi hạt đu đủ có chứa chất độc carpine. Khi ăn một lượng lớn chất độc này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh của con người.

Không được lạm dụng ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày

Mặc dù yêu thích loại trái cây này thì bạn cũng cần phải có chế độ ăn uống hợp lý. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn nhiều đu đủ trong 1 thời gian dài có thể khiến phần da lòng bàn tay, da chân bị vàng. Hiện tượng này sẽ chỉ chấm dứt sau 1 thời gian khi chúng ta ngừng ăn.

Empty

Có nên ăn đu đủ khi đói không? Bà bầu chửa 3 tháng đầu không nên ăn đu đủ xanh

  • Một số người không được ăn đu đủ

Đu đủ có chứa nhiều đường, vậy nên không phải ai cũng có thể thoải mái ăn đu đủ được. Một số người không nên ăn đu đủ như: người đường huyết cao, người bị vàng da, người bị đau dạ dày, người có cơ địa dị ứng, người tiêu hóa kém, người bị loãng máu… Nếu những đối tượng trên cố tình ăn đu đủ thì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Tiêu chảy không nên ăn đu đủ

Với những người gặp vấn đề tiêu chảy và đi ngoài trầm trọng thì không nên ăn đu đủ. Vì đu đủ chín có tính nhuận tràng. Khi ăn vào có thể khiến bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Thay vì ăn uống linh tinh bạn nên đi kiểm tra bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

  • Nên hạn chế ăn đu đủ để lạnh

Nhiều người thường thích ăn đu đủ để lạnh bằng cách để chúng vô trong ngăn mát tủ lạnh và khi ăn lấy ra ăn cho thêm ngon miệng. Nhưng bạn nên hạn chế ăn đu đủ lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn, không tốt cho sức khỏe.

comment Bình luận

largeer