Công ty Hằng Thu có dấu hiệu lừa đảo khi bán sản phẩm không phép, làm giả văn bản cơ quan nhà nước

Lợi dụng đại dịch COVID-19, Công ty Hằng Thu đã bán ra thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Xuyên Tâm Liên không phép, ngang nhiên in lên bao bì giấy phép giả để lừa khách hàng, thu lợi bất chính.
24/08/2021 17:49

Giấy phép giả mạo, quảng cáo láo

Như Sức Khỏe Cộng Đồng đã đưa tin bài 1 “Hằng Thu Pharma sản xuất kinh doanh Viên uống thảo mộc Xuyên Tâm Liên không phép”; bài 2 “Giấy phép sản phẩm Xuyên Tâm Liên của Công ty Hằng Thu được chế bằng photoshop

Lợi dụng đại dịch COVID-19 đang lan rộng tại các tỉnh phía Nam, Công ty TNHH Hằng Thu Pharma (Công ty Hằng Thu) đã bán ra sản phẩm TPBVSK Xuyên Tâm Liên không phép, không kiểm định, không kiểm chứng sự an toàn và hiệu quả theo quy định của Bộ Y tế với giá 280.000 đồng/hộp.

Theo đó, ghi nhận từ ngày 7/8/2021, bà Nguyễn Thị Hằng – Giám đốc Công ty Hằng Thu cùng toàn hệ thống bán hàng của mình đăng tải liên tục các bài viết, video quảng cáo sản phẩm TPBVSK Xuyên Tâm Liên có công dụng như “thần dược”, có khả năng đối phó với dịch bệnh COVID-19, như ngăn ngừa virus, vi khuẩn điều trị cho F0. Để tăng sự uy tín, hệ thống bán hàng của Công ty Hằng Thu đã “khoe” bản giấy phép giả, một văn bản được photoshop.

233686981_187415460115853_2381927285150354277_n

Bản giấy phép photoshop được hệ thống bán hàng của Công ty Hằng Thu đăng tải, đánh lừa người dân những ngày qua

Tiếp cận văn bản này, đại diện Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết, Cục không cấp phép cho sản phẩm TPBVSK Xuyên Tâm Liên của Công ty TNHH Hằng Thu Pharma. Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm khẳng định bản công bố giấy phép có mã số 01/DMP/2021 là giả mạo, vì trong hệ thống văn bản của Cục hoàn toàn không có giấy phép mang mã số DMP/2021 nào cả. Mặc dù là giả mạo, thế nhưng bà chủ Nguyễn Thị Hằng vẫn cho in mã số này lên hộp bao bì sản phẩm và bán ra thị trường.

Xuyen-Tam-Lien-Hang-Thu

Một sản phẩm không qua khâu thẩm định, kiểm định mức độ an toàn, kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và không được cấp phép. Vậy mà, hệ thống bán hàng của Công ty Hằng Thu ngang nhiên quảng cáo sản phẩm có công dụng như thần dược và sử dụng bản giấy phép giả, để lừa bịp người mua.

Đặc biệt, để bán được hàng, bà Nguyễn Thị Hằng có những kịch bản “lừa đảo” người dân bằng cách dựng lên các F0 giả, tự điều trị khỏi bệnh COVID-19 bằng Xuyên Tâm Liên. Các kịch bản này nhanh tróng được các đại lý, nhà phân phối áp dụng “Các bạn đăng bài, vào các group chia sẻ: Ai có chung một nỗi sợ như mình không? Cách đây một tháng mình sợ mình bị dương tính COVID-19 lắm, nhưng bây giờ mình hết sợ rồi, vì có xuyên tâm liên dạng cao khô, nó tiện, nó lợi...”.

Video bà Nguyễn Thị Hằng – Giám đốc Công ty TNHH Hằng Thu Pharma truyền tải bí kíp “lừa đảo” người dân

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, thì hành vi này không chỉ có dấu liệu làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch và sức khỏe người tiêu dùng.

 

Những video tự nhận mình là F0 đang điều trị bằng sản phẩm TPBVSK Xuyên Tâm Liên, khiến cho người dân hiểu lầm rằng sản phẩm là thuốc, có thể điều trị được bệnh COVID-19, với tình hình dịch như hiện nay cùng tâm lý lo sợ, thì đã có rất nhiều người dân bỏ tiền ra mua sản phẩm này về dùng 

Quy định của pháp luật về hành vi lừa đảo, giả mạo văn bản cơ quan nhà nước

Tham chiếu theo các quy định của nhà nước đối với các hành vi, vi phạm của Công ty Hằng Thu cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan sẽ bị xử lý theo các quy định được nêu rõ tại các điều khoản sau:

Đối với hành vi sản xuất kinh doanh sản phẩm TPBVSK không qua khâu thẩm định, kiểm định mức độ an toàn, kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và không được cấp phép bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đây là hành vi liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng hóa không phép, hàng giả tùy theo mức độ vi phạm các tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, và phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nếu như việc làm giả thực phẩm chức năng mang tính tổ chức, chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, thu lợi bất chính từ 100 nghìn đồng đến dưới 500 nghìn đồng, hay làm chết người, tổn hại sức khỏe cơ thể từ 61% trở lên thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Về vấn đề giấy phép giả của sản phẩm Xuyên Tâm Liên xuất hiện tại hệ thống bán hàng của Công ty Hằng Thu, là sản phẩm photoshop, có chữ ký của lãnh đạo Cục và con dấu của Cục An toàn thực phẩm, hành vi này của các tổ chức, cá nhận có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật này về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cụ thể:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Ngoài ra, những đồng phạm là những người chủ mưu, người thực hiện, giúp sức, cố ý cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật này.    

Để ngăn chặn những hành vi lợi dụng dịch bệnh làm giả văn bản cơ quan nhà nước, sản xuất, bán sản phẩm không được cấp phép, quảng cáo sản phẩm trái quy định lừa dối khách hàng, thu lợi bất chính, cũng như để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng liên ngành sớm vào cuộc xử lý .

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin...!

 

Bình An

comment Bình luận

largeer