Đại diện Bộ Y tế tham dự Hội thảo “Các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam”
Tham dự có TS. Algela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đại diện một số Vụ, Cục, thuộc Bộ Y tế và các đơn vị liên quan.
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: theo WHO, sốt xuất huyết hiện lưu hành ở trên 100 quốc gia với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng lưu hành bệnh. Hằng năm, có khoảng 50 triệu trường hợp mắc bệnh và 500.000 trường hợp phải nhập viện, trong đó 90% trường hợp dưới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 1%, có một số quốc gia tỷ lệ tử vong từ 3-5%. Trong những năm gần đây, số trường hợp mắc và tử vong do sốt xuất huyết ngày càng gia tăng, là gánh nặng về sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp và lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành phố, dịch xuất hiện rải rác trong năm và thường đạt đỉnh vào các tháng 7, 8, 9, 10. Trong đó, bệnh lưu hành nặng tại các tỉnh khu vực miền Nam và một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên với số trường hợp mắc hằng năm khoảng 100.000 trường hợp và 100 trường hợp tử vong.
Từ đầu năm 2023 đến nay Việt Nam đã ghi nhận 87.719 trường hợp mắc, 24 trường hợp tử vong. Riêng năm 2022, số mắc sốt xuất huyết ghi nhận tại Việt Nam là 372.696 trường hợp mắc, 151 trường hợp tử vong, đây là số mắc sốt xuất huyết ghi nhận cao nhất tại Việt Nam trong lịch sử 36 năm qua.
Để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, giảm nhẹ tác động của bệnh đối với sức khỏe con người, Bộ Y tế luôn đưa nội dung phòng, chống sốt xuất huyết là một trong các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong phòng, chống dịch bệnh.
Trong thời gian qua, với sự chủ động, quyết liệt của ngành Y tế và sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp, công tác phòng, chống sốt xuất huyết đã đạt được hiệu quả nhất định, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết đã giảm rõ rệt.
Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia y tế hàng đầu Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, việc nghiên cứu, đưa các biện pháp mới vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết rất cần được quan tâm. Tuy nhiên, theo nhận định của WHO, hiện tượng biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino, tốc độ đô thị hóa gia tăng cùng với sự giao thương đi lại giữa các quốc gia nên xu hướng sốt xuất huyết trên thế giới dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại khu vực lưu hành nặng như Châu Mỹ La Tinh và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, hiện nay tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu; trong khi đó do sự biến đổi khí hậu, sự đô thị hoá nhanh của các địa phương, tập quán trữ nước trong các lu, khạp của người dân, cùng với việc loại bỏ các vật dụng chứa nước phế thải chưa được thực hiện triệt để nên tạo điều kiện cho muỗi phát triển và truyền bệnh, nguy cơ bùng phát số trường hợp mắc và tử vong là rất lớn.
"Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một mô hình thực sự hiệu quả nào để dự báo chính xác dịch bệnh sốt xuất huyết nhằm tập trung nguồn lực, tiết kiệm và tăng cường hiệu quả phòng, chống dịch. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu hiện nay vẫn là diệt bọ gậy/lăng quăng, diệt muỗi. Do vậy, việc nghiên cứu, đưa các biện pháp mới vào công tác phòng, chống sốt xuất như thả muỗi mang Wolbachia, nghiên cứu và sử dụng hiệu quả vaccine phòng, chống sốt xuất huyết rất cần được quan tâm", Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.
TS.Algela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định, việc phòng, chống sốt xuất huyết là hết sức quan trọng với Việt Nam và trên thế giới. Bởi lẽ, với 400 triệu ca nhiễm được xác định mỗi năm, số ca sốt xuất huyết mới ngày càng gia tăng trong thập kỷ qua và nhiều khả năng tiếp tục tăng trong tương lai.
Số mắc sốt xuất huyết ghi nhận tại Việt Nam là hơn 360.000 ca và có đến hơn 100 ca tử vong, năm 2022 cao hơn nhiều năm 2021. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam đã có 24 ca tử vong. Trong khi đó, số ca sốt xuất huyết đang tăng mạnh ở Hà Nội.
Các đại biểu tham dự hội thảo
"Chúng ta cần làm mọi thứ để tăng cường năng lực phòng, chống sốt xuất huyết, cần sẵn sàng để đáp ứng hiệu quả khi có dịch bùng phát. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của cả cộng đồng. Khi dịch xảy ra phải có năng lực y tế tốt, đảm bảo đầy đủ nhân lực, thuốc, sản phẩm y tế điều trị cho bệnh nhân", TS.Algela Pratt phát biểu.
Tại hội thảo, các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế đã cùng thảo luận về các sáng kiến và phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống sốt xuất huyết tại Việt Nam. Đồng thời, các chuyên gia cũng trao đổi để tìm ra những biện pháp can thiệp mới có thể tăng cường quản lý việc lây truyền sốt xuất huyết.
Nguyễn Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm