Đau bụng trên rốn và đi ngoài là biểu hiện bệnh gì?

Hiện tượng đau bụng trên rốn và đi ngoài là đau vùng thượng vị theo chẩn đoán của đông y. Tình trạng đau này khiến cho người bệnh khó chịu, cơn đau kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày.
28/04/2018 11:04

1. Đau bụng trên rốn và đi ngoài là biểu hiện bệnh gì?

  • Đau thượng vị

Biểu hiện của đau thượng vị là cơn đau xuất hiện vùng trên rốn, mới đầu đau âm ỉ và tần suất ít, càng về sau cơn đau mạnh hơn, đau nhói, lan ra quanh rốn. Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện đau thượng vị:

- Khi người bệnh ăn thức ăn có chứa axit hoặc đồ uống có chất kích thích thì cơn đau sẽ xuất hiện.

- Những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, viêm túi mật và bệnh liên quan đến gan.

- Cơ thể có triệu chứng như đau bụng, cơn đau âm ỉ hoặc quặn lên

- Người bệnh thường xuyên đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần không kiểm soát được làm cho cơ thể mất nước.

  • Rối loạn tiêu hóa

Hiện tượng đau bụng trên rốn và đi ngoài còn là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân có thể do bạn ăn uống không điều độ, ăn phải thức ăn mất vệ sinh, ôi thiu, thức ăn nhiễm khuẩn...Và khi bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến rối loạn hấp thu nước và điện giải, cơ thể mất nước làm nước tiểu cô đặc chuyển sang màu vàng đỏ.

Bệnh lý này có thể chữa khỏi bằng cách uống thuốc nhưng nếu uống chưa đủ liều thì sẽ tái phát lại hoặc vẫn do ăn uống sai cách.

dau bung tren ron va di ngoai

Đau bụng trên rốn và đi ngoài là biểu hiện bệnh gì? Đây có thể là tình trạng của bệnh đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, giun cuống mật...

  • Viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng cấp tính hoặc mãn tính cũng có thể gây ra một số biểu hiện như:

- Đầy hơi trướng bụng

- Đau bụng trên rốn âm ỉ

- Đi ngoài nhiều lần kèm táo bón

  • Đau bụng do giun

Đau vùng trên rốn có thể xảy ra khi bị giun chui vào ống mật. Tình trạng đau sẽ dữ dội, ra nhiều mồ hôi.

2. Cách chữa đau bụng bằng Đông Y

Nguyên nhân gây đau bụng rất nhiều như đau dạ dày do viêm niêm mạc, thủng dạ dày, viêm ruột thừa, tắc ruột, đau gan, đau túi mật, đau tụỵ, đau thận, đau bàng quang, đau bụng do giun sán, giun chui ống mật...

Do nguyên nhân nhiều và phức tạp như vậy nên khi đau bụng cần được thăm khám để loại trừ đau bụng ngoại khoa cần phẫu thuật như thủng dạ dày, viêm ruột thừa... thì phải đi bệnh viện kịp thời mổ cấp cứu mới tránh khỏi tử vong. Trường hợp đau bụng mạn tính có thể kết hợp điều trị bằng Đông y.

  • Trong y học cổ truyền, đau bụng chia theo chứng hư hay thực, hàn hay nhiệt.

- Đau mà có hình, khối, cục thường thuộc loại thực tích, trùng tích, ứ huyết. Loại này thường đau liên miên và đau một chỗ.

- Đau mà không có hình, cục, khối, thường thuộc loại khí tụ hàn ngưng.

- Đau không có chỗ nhất định, khi đau, khi không, thuộc loại khí hư, huyết hư.

- Đau mà thích xoa bóp, trước khi ăn đau rất dữ, phần nhiều thuộc loại hư chứng.

- Đau mà không cho xoa bóp, sau khi ăn lại đau dữ hơn, phần nhiều thuộc loại thực chứng.

- Mạch sáp, miệng khát, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ là chứng nhiệt.

- Mạch trì, không trầm, rêu lưỡi vàng, tiểu tiện trong và dài, hơ nóng thì đỡ đau là thuộc về hư hàn.

dau bung tren ron va di ngoai.jpg 1

Trường hợp đau bụng mạn tính có thể kết hợp điều trị bằng Đông y

  • Kết hợp day bấm huyệt để tăng hiệu quả điều trị

- Đau bụng trên: Day bấm các huyệt trung quản, thượng quản lương môn (phải), hạ cự hư (phải).

- Đau bụng, rốn: Day bấm các huyệt thiên khu, hoang du, tỳ du, túc tam lý, thượng cư hư.

- Bụng dưới đau: Day bấm các huyệt quan nguyên, khí hải, tam âm giao.

- Bụng đau bất kỳ ở đâu: ấn mạnh âm lăng tuyền và dọc túc tam lý (cả 2 bên) trong 10 phút thì đỡ ngay.

comment Bình luận

largeer