Dấu hiệu khó thở, ho khan, đầu ngón tay ngón chân to bè là bệnh gì

Một số chứng bệnh nguy hiểm nhưng lại biểu hiện bằng dấu hiệu cơ bản nên ít ai có thể ngờ.
05/10/2018 05:30

Dấu hiệu khó thở, ho khan, đầu ngón tay ngón chân to bè là bệnh gì

Các dấu hiệu liên quan đến ho khan, khó thở, mệt mỏi hay đầu ngón tay ngón chân to bè… có thể là biểu hiệu của chứng xơ phổi.

Xơ phổi là một loại bệnh phổi. Chúng diễn ra khi mô phổi đã bị tổn thương hay sẹo hóa. Phần mô phổi sẽ dày và cứng, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động của phổi. Nếu bệnh tiến triển, chúng sẽ khiến hơi thở ngắn dần.

xo-phoi

Hình ảnh minh họa cho chứng xơ phổi

Việc sẹo hóa liên quan đến xơ phổi xảy ra bởi nhiều yếu tố, nếu như không xác định được thì được xem là xơ phổi tự phát. Những tổn thương do phổi gây nên khó có thể chữa trị, những phương pháo điều trị là để giảm thiểu triệu chứng. Có thể thực hiện phương pháp ghép phổi trong một vài trường hợp.

Những dấu hiệu và triệu chứng của  xơ phổi

Xơ phổi diễn ra trong một quá trình có thể khác nhau giữa người này và người kia. Có người bị ngay trong thời gian ngắn, có người có triệu chứng vài tháng hay vài năm sau mới bị nặng dầu lên. Những triệu chứng phổ biến của xơ phổ đó là: Cảm thấy khó thở, ho khan, người mệt mỏi và sụt cân không nguyên nhân, cơ và khớp đau nhức, phần đầu ngón tay và ngón chân to bè.

Nếu như bệnh chuyển biến nặng thì bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng như khó thở nặng kéo dài trong thời gian dài. Những người bị nặng cấp tính có thể phải sử dụng máy thở.

Nguyên nhân gây ra xơ phổi    

Khó có thể xác định được nguyên nhân của xơ phổi. Thế nhưng các yếu tố làm tăng khả năng xơ phổi đó chính là hút thuốc lá; tiếp xúc một số bệnh nhiễm trùng bởi virus; cơ thể phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; do một số loại thuốc; di truyền; do một số bệnh…

Người bị xơ phổi gặp nhiều ở độ tuổi trung niên, tỉ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới. Những người hút thuốc lá thường xuyên, những người làm việc trong các ngành nghề tiếp xúc với môi trường độc hại dễ mắc chứng xơ phổi hơn. Người dùng phương pháp điều trị ung thư như xạ trị ở ngực có thê tăng nguy cơ bị xơ phổi.

Điều trị xơ phổi như thế nào

Bác sĩ sẽ bắt đầu chẩn đoán, thăm khám lâm sàng sau đó thực hiện một số xét nghiệm để xác định xem bệnh nhân có bị xơ phổi không ví dụ như chụp X quang, kiểm tra sức thở, xét nghiệm máu, chụp CT,…

Bởi vì quá trì sẹo hóa xảy ra trong xơ phổi không thể đảo ngược nên các phương pháp hầu hết tập trung vào việc cải thiện tình trạng của bệnh và tăng chất lượng cuộc sống. Mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ xác định và có các thức điều trị phù hợp nhất. Các cách thức để điều trị xơ phổi hiện nay đó là dùng thuốc, trị liệu oxy, phục hồi chứng năng phổi, ghép phổi…

xo-phoi-1

Các bác sĩ sẽ có các thức điều trị chứng xơ phổi phù hợp với từng bệnh nhân

Chế độ sinh hoạt để đối phó với xơ phổi

Nói không với hút thuốc lá. Dù là bệnh nhân bị chứng xơ phổi hay các bệnh gì khác liên quan thì cũng không nên hút thuốc lá. Những người hít phải thuốc lá một cách thụ động cũng có thể mắc các chứng bệnh liên quan đến phổi.

Hãy ăn uống hợp lý và nhiều dưỡng chất. Khi bị xơ phổi cơ thể sẽ bị giảm cân do việc ăn uống khó chịu và sử dụng nhiều năng lượng để thở hơn. Tốt nhất hãy ăn nhiều hoa quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ít sử dụng chất béo (chất béo công nghiệp và chất béo bão hòa), nhớ giảm muối và đường.

Hãy vận động thường xuyên để chức năng phổi được duy trì, giảm căng thẳng hơn. Những hoạt động đi bộ, đi xe đạp… là một phương án tốt. Đừng quên dành thời gian cho bản thân mình nghỉ ngơi sau nhiều hoạt động hàng ngày.

Nên tiêm phòng và tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ mới đề ra ban đầu để có một sức khỏe tốt hơn.

comment Bình luận

largeer