Dấu hiệu sốt, phát ban, nhạy cảm với ánh sáng là bệnh gì

Có khá nhiều dấu hiệu cơ bản như sốt, chán ăn, mệt mỏi.. nhưng lại mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn bệnh nguy hiểm.
03/10/2018 03:37

Dấu hiệu sốt, chắn ăn, nhạy cảm với ánh sáng là bệnh gì

Nếu như bạn rơi vào trường hợp sốt, sau đó cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, cơ thể phát ban, thậm chí là nhạy cảm với ánh sáng thì rất có thể bạn đã bị bệnh sởi.

Bệnh sởi là bệnh được sinh ra bởi virus. Chúng sẽ có đặc trưng rõ nét là phát ban và khởi phát sau thời gian 1 đến 2 tuần sau khi nhiễm virus. Bệnh sởi kéo dài trong vòng 4 đến 10 ngày. Sởi cũng dễ gặp ở trẻ em thậm chí là có thể gây tử vong. Thế nhưng đây cũng là loại bệnh được phòng ngừa rất tốt bởi vắc xin.

benh-soi

Dấu hiệu sốt, phát ban, nhạy cảm với ánh sáng là bệnh sởi

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi thường khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng sốt. Sau đó là việc mệt mỏi và chán ăn, họ có dấu hiệu chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan và nhạy cảm với ánh sáng. Những đốm ban xuất hiện dần ở miệng và cổ họng có màu xám trắng, người bệnh phát ban đỏ trên trán, rồi lan dần ra tai và khắp cơ thể. Tình trạng trên sẽ kéo dài từ 3-7 ngày rồi sau đó hạ sốt sau phát ban từ 2-3 ngày.

Những biến chứng khác của sởi thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi bé bị nhiễm các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa bởi các vi khuẩn khi bị sởi. Một vài trường hợp khác khó xảy ra là xuất huyết giảm tiểu cầu.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi

Bệnh sởi do một loại virus và chúng cực dễ lây lan. Khi bị sởi, bệnh nhân hắt hơi, sổ mũi hay ho khiến vius phát tán trong không khí rồi từ đó lây lan bệnh sởi. ngoài ra việc tiếp xúc với đồ vật có chứa virus bệnh sởi cũng khiến cho gia tăng nguy cơ mặc bệnh sởi.  

Bệnh sởi gặp nhiều ở trẻ em, nhất là những bé chưa tiêm ngừa vắc xin sởi. Việc đi đến các vùng dịch đang bùng phát bệnh sởi khiến bạn dễ mắc bệnh sởi. Người thiếu vitamin A dễ mắc bệnh sở hơn.

Điều trị bệnh sởi như thế nào

Khi thấy mình có các dấu hiệu bất thường bạn phải đến các cơ sở y tế để thăm khám xem mình đã mắc bệnh sởi hay các loại bệnh khác hay không. Các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra trên da, vùng khoang miệng và cổ họng của bệnh nhân tới khám xem có phát hiện đốm trắng Koplik hay không. Một số cách khác đó là sử dụng phương thức xét nghiệm máu.

Để điều trị bệnh sởi thì bệnh nhân cần được cách ly trong thời gian 4 ngày từ khi phát ban và cần được nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể hết sốt và vết phát ban biến mất. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt mà không chứa aspirin như paracetamol nếu như bệnh nhân bị sốt. Với các trẻ em dưới 16 tuổi bị sởi không dùng aspirin, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp thì bệnh nhân không cần dùng kháng sinh vì sởi là bệnh truyền nhiễm. Bị sởi cũng cần uống nước thường xuyên để tránh cơ thể mất nước.

benh-soi-1

Bệnh sởi gặp nhiều ở trẻ em nên cần được bố mẹ hỗ trợ khi điều trị

Hạn chế bệnh sở như thế nào và các lưu ý

  • Nếu như từng bị bệnh sởi hãy tái khám đúng lịch để được theo dõi tình trạng sức khỏe.
  • Bệnh sởi cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tư mua thuốc hay thêm, bớt thuốc trong toa mà bác sĩ đã kê.
  • Hãy che miệng khi ho và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  • Nếu như bị nhạy cảm với ánh sáng thì hãy dùng kính dâm hoặc nhỏ nước nhỏ mắt.
comment Bình luận

largeer