Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Thời điểm giao mùa chính là thời gian các bệnh dịch hoành hành. Có không ít người nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban mà chưa có cách chăm sóc kịp thời cho trẻ. Cùng tìm hiểu một số đặc điểm để phân biệt 2 loại bệnh này.
24/01/2018 08:00

Triệu chứng của bệnh sởi và bệnh sốt phan ban

Giống nhau

Giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn khởi phát của bệnh sởi và sốt phát ban trung bình là khoảng 1 tuần và có các biểu hiện khá giống nhau. Khi bị bệnh, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 - 40 độ C, sốt liên tục. Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, nôn, tiêu chảy.

khác nhau

Bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra và có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch.

Bệnh sởi lây truyền nhanh qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi khiến người khỏe mạnh dính nước bọt của người bệnh. Trước hoặc sau vài ngày xuất hiện các triệu chứng bệnh thì người bệnh đều có khả năng lây cho người khác.

cach phan biet sot phat ban và benh soi o tre nho

Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tính lây truyền cao và dễ thành dịch

Ở những nơi như các cơ sở y tế, trường học, những nơi không được tiêm phòng vacxin hoặc những đối tượng không được tiêm phòng đầy đủ đều rất dễ mắc bệnh sởi.

Đây là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị bệnh rất dễ gây ra các biến chứng và có thể khiến người bệnh tử vong.

Ở giai đoạn phát ban, nếu là phát ban thông thường thì chỉ là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Sốt phát ban

Sốt phát ban thông thường là bệnh do virus Rubella gây ra. Sốt phát ban tuy là căn bệnh lành tính, nhưng lại rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

cach phan biet sot phat ban và benh soi o tre nho 1

Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Trẻ bị sốt phát ban sẽ có 1 trong 3 triệu chứng sau: ho, chảy nước mũi và đau mắt đỏ

Khi bị sốt phát ban, trẻ sẽ có những biểu hiện như: Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 - 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất.

Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có 1 trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.

Các nốt phát ban thường tồn tại từ 1-5 ngày nhưng thường gặp nhất vẫn là 3 ngày. Và sau khi hết phát ban, cơ thể sẽ trở lại bình thường mà không hề có dấu vết trên bề mặt da do ban để lại.

Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất.

Phát ban do sởi:

Lúc đầu ban sẽ xuất hiện ở sau tai rồi mới lan ra mặt, xuống ngực và toàn thân. Thứ tự ban biến mất cũng giống như thứ tự ban nổi trên da.

Đặc điểm ban sởi là dạng ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có triệu chứng đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt.

Biến chứng của sởi và sốt phát ban

Phát ban do virut sởi:

Đây là bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt là với những trẻ có sức đề kháng yếu, sinh non, suy dinh dưỡng...

cach phan biet sot phat ban và benh soi o tre nho 2

Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc sởi dễ có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Những biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của virut hoặc do bội nhiễm vi khuản gây ra các bệnh về viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não.

Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cũng như dễ xuất hiện các biến chứng nặng.

Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6 - 9 tháng. Hầu hết những ca tử vong do sởi đều do bị biến chứng nặng.

Sốt phát ban:

Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường gây ra hầu hết đều là bệnh lành tính. Nếu trẻ bị sốt phát ban và được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi từ 5-7 ngày mà không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho trẻ.

Tuy nhiên bệnh lại nguy hiểm với bà bầu, đặc biệt là với các mẹ đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

90% phụ nữ đang mang thai tong 3 tháng đầu nếu bị sốt phát ban thì sẽ sinh ra em bé dị tật hoặc thể trạng không tốt như:  điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to...

Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

Cách phòng bệnh

- Bệnh sốt phát ban: Bạn nên tiêm chủng cho trẻ em để ngăn ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai. Các mũi tiêm này được được áp dụng: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vắc xin được 3 tháng).

- Cách phòng bệnh sởi: Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi. Việc tiêm mũi thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%. Hiệu quả của vắc xin phụ thộc rất lớn vào chất lượng bảo quản.

Hy vọng với những chia sẽ trên có thể giúp bạn phân biệt được sốt phát ban và bệnh sởi. Chúc bạn thành công và luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer