Dự án "Hand of Hope - Mô hình găng tay robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người" của sinh viên Đại học Thuỷ lợi

Với những người bị bệnh khó khăn trong luyện tập phục hồi chức năng tại nhà thì để có 1 sản phẩm giúp họ cải thiện được tình trạng của mình là điều hết sức cần thiết. Để đáp ứng được nhu cầu đó, một nhóm sinh viên Đại học Thuỷ lợi đã thực hiện thành công Dự án "Hand of Hope - Mô hình găng tay robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người”.
22/06/2024 09:13

Dự án "Hand of Hope - Mô hình găng tay robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người" của các sinh viên trường Đại học Thuỷ lợi đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp – SV-STARTUP” lần VI do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Empty

Dự án khởi nghiệp “Hand of Hope - Mô hình găng tay robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người” do 5 bạn sinh viên trường Đại học Thủy lợi thực hiện

Dự án khởi nghiệp “Hand of Hope - Mô hình găng tay robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người” được phát triển trong 2 năm. Tiền thân từ đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Điện - Điện tử được giải Nhất cuộc thi Nghiên cứu khoa học cấp Trường năm 2023.

Dự án do 5 bạn sinh viên thực hiện là Dương Văn Vũ, sinh viên năm 4 khoa Điện - Điện tử trường Đại học Thủy lợi; Ngô Tuấn Trường, sinh viên năm 4 khoa Điện - Điện tử trường Đại học Thủy lợi; Lê Quang Hùng, sinh viên năm 3 khoa Điện - Điện tử trường Đại học Thủy lợi; Nguyễn Thị Phương Thanh, sinh viên năm 2 khoa Kinh tế và quản lý trường Đại học Thủy lợi; Đào Thị Quỳnh Trang; sinh viên năm nhất khoa Kinh tế và quản lý trường Đại học Thủy lợi.

Empty

Đồng hành và hướng dẫn nhóm là thầy giáo TS. Ngô Quang Vĩ 

Đồng hành và hướng dẫn nhóm là thầy giáo TS. Ngô Quang Vĩ giảng viên bộ môn Kỹ thuật Robot và hệ thống thông minh Khoa Điện – Điện tử trường Đại học Thủy lợi.

“Do thấy những người bệnh còn gặp nhiều khó khăn trong luyện tập phục hồi chức năng tại nhà đặc biệt là đối tượng trẻ em vậy nên em đã ấ ủ làm ra một thiết bị có thể hỗ trợ người bệnh luyện tập phục hồi chức nang bàn tay ngay tại nhà”, sinh viên Dương Văn Vũ chia sẻ.

Empty

Găng tay robot thông minh được tích hợp rất nhiều công nghệ

Mặc dù đã có những khởi đầu từ những ý tưởng rất hay này nhưng dự án cũng gặp không ít những khó khăn khi thực hiện. Cả nhóm Robotic - HOH đều là những sinh viên lần đầu khởi nghiệp, có cả sinh viên năm nhất, năm 2 nên đã phải gặp phải không ít trở ngại. Đầu tiên là vấn đề tài chính, nhóm gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư ban đầu. Ngoài ra, các thành viên phải sắp xếp lịch học và các công việc riêng để dành thời gian nhất định cho dự án.

Găng tay robot thông minh được tích hợp các công nghệ như: ứng dụng công nghệ AI trong nhận diện độ gập các ngón tay qua điểm ảnh - điều mà chưa sản phẩm nào trên thị trường làm được. Găng tay còn có chức năng điều khiển bằng giọng nói và kết nối từ xa giữa bác sĩ và bệnh nhân qua Internet.

Empty

Sản phẩm Găng tay Robot phục hồi chức năng thông minh ứng dụng vào thực tiễn khá dễ dàng trong việc tiếp cận các đối tượng bệnh nhân. Bởi số ca mắc đột quỵ ngày càng cao, theo thống kê mỗi năm có khoảng hơn 200.000 ca bệnh đột quỵ mỗi năm và hàng chục nghìn ca phẫu thuật các chi cần tập luyện phục hồi chức năng tại Việt Nam. Nhu cầu thị trường ngày một cao khi dân số già hoá, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến chức năng vận động ngày càng tăng. Ngoài ra, sản phẩm có giá thành phù hợp với mọi phân khúc khách hàng nên khi ứng dụng vào thực tiễn có thể dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng.

Với nhiều tính năng, nhóm hy vọng sản phẩm sẽ góp phần: Giảm tỉ lệ bại liệt sau tai biến và giảm thời gian phục hồi chức năng tay; Cải thiện teo cơ, cứng khớp, lưu thông mạch máu, tăng sức mạnh co duỗi cơ cho vùng bàn, ngón tay cho người bị tai biến; Đưa người bệnh quay trở lại công việc thường ngày và cải thiện sức khỏe người già.

Empty

Cận cảnh găng tay robot thông minh

Ngoài ra, găng tay robot thông minh còn giúp giảm nhẹ áp lực cho các cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế bởi việc quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện đang là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm nay.

Nhóm thực hiện dự án này tại những nơi như: Phòng Y tế của trường Đại học Thuỷ lợi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên,… và sản phẩm đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân sử dụng thử. Ngoài ra, sản phẩm còn nhận được đánh giá cao từ bác sĩ Nguyễn Minh Khôi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên.

Empty

Nhóm sinh viên dành giải Nhất SV.STARUP

Với những gì đang thực hiện hiện tại, nhóm của Vũ tiếp tục có những hướng đi trong tương lai như: Phát triển thêm nhiều tính năng mới của sản phẩm: không chỉ phục hồi chức năng bàn tay mà còn phát triển cho các bộ phận khác của cơ thể: Cánh tay, chân,..và tích hợp các bài tập cho các bệnh lý khác như thoái hoá khớp,… nghiên cứu các thuật toán xử lý dữ liệu tiên tiến; Mở rộng thị trường: hợp tác với các cơ sở y tế, phòng khám vật lý trị liệu, trung tâm phục hồi chức năng,…; Tăng cường tìm kiếm các nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để tăng nguồn vốn phát triển dự án.

Nguyễn Trang - Ảnh: NVCC

comment Bình luận

largeer