Dự án “Smart WheelChair” hỗ trợ giám sát sức khoẻ người khuyết tật của sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội và Học viện Tài chính

Sinh viên Vũ Văn Toàn, khoa Điện – Điện tử, trường Đại học Mở Hà Nội thực hiện Dự án “Smart WheelChair” - Xe lăn điện đa năng hỗ trợ giám sát sức khoẻ người khuyết tật cùng nhóm sinh viên là các bạn Lê Trần Hải Như, Phạm Đăng Hoàng, Lê Thị Thu Hà của trường Đại học Mở Hà Nội và Học viện Tài chính mang lại nhiều hữu ích cho người khuyết tật.
07/07/2024 16:30

Dự án “Smart WheelChair” - Xe lăn điện đa năng hỗ trợ giám sát sức khoẻ người khuyết tật được bắt nguồn từ bạn Vũ Văn Toàn, sinh viên năm thứ 4 - Khoa điện – điện tử Trường Đại học Mở Hà Nội ấp ủ từ khi còn là cậu học sinh lớp 11. Thông qua bạn bè, Văn Toàn biết đến một người chị mắc bệnh xương thủy tinh và chính điều này thôi thúc cậu thực hiện một dự án dành cho người khuyết tật.

Empty

Vũ Văn Toàn, Lê Trần Hải Như, Phạm Đăng Hoàng, Lê Thị Thu Hà

“Dù căn bệnh khiến chị khó di chuyển, làm việc gì cũng cần sự trợ giúp từ gia đình nhưng ngược lại ở chị luôn có tinh thần lạc quan, tinh thần đó đã truyền động lực tới tôi. Từ đó, tôi mong muốn tạo ra xe lăn điện thông minh giúp người khuyết tật đi lại dễ dàng hơn và có thêm niềm tin vào cuộc sống”, Văn Toàn bộc bạch.

Tuy vậy vì kiến thức cấp 3 còn hạn chế, Văn Toàn chưa thể thực hiện được mong ước chế tạo xe lăn thông minh. Cậu chỉ biết nuôi ý chí và quyết tâm học tập để trở thành sinh viên ngành kỹ thuật.

Empty

Dự án bắt nguồn từ khi Vũ Văn Toàn là học sinh cấp 3 còn rất nhiều hạn chế về mặt kiến thức và cách làm việc. Giai đoạn thử nghiệm xe lăn điện trên thực tế, nhóm của Văn Toàn gặp không ít khó khăn do đa số người khuyết tật còn mặc cảm, tự ti, có người không thể trao đổi trực tiếp được với nhóm nghiên cứu.

“Thậm chí, có bác bị cụt tay và không thể nói được. Chúng tôi đã phải nhờ các bác sĩ, người nhà của bác giao tiếp lấy ý kiến để tìm hiểu về mong muốn của bác”, Văn Toàn cho biết.

Empty

4 bạn sinh viên khi thực hiện cuộc thi Khởi nghiệp I Startup 2024

Dự án đã được đưa vào thử nghiệm tại Trung tâm phục hồi Chức năng tỉnh Bắc Giang. Sản phẩm tiếp cận thực tiễn đến nhiều người sử dụng: Người tật, người phục hồi chức năng, người già..

Sản phẩm xe lăn điện thông minh khi đưa ra thương mại có giá dao động từ 8-16 triệu đồng tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Mặc dù tích hợp nhiều tính năng nhưng theo trưởng nhóm Vũ Văn Toàn, nhóm cố gắng tạo ra những chiếc xe giá cả phải chăng vì khách hàng chính là những người yếu thế.

Empty

Dự án dành giải Nhì khởi nghiệp I Startup 2024

Đây cũng là yếu tố giúp nhóm khởi nghiệp cạnh tranh được với các sản phẩm hiện có trên thị trường. Trong tương lai, nhóm sẽ tiếp tục cải tiến các tính năng của chiếc xe điện thông minh này để giúp người khuyết tật tự chủ hơn trong cuộc sống.

“Định hướng của chúng tôi sẽ thêm trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, thông số sức khỏe cho người dùng. Cùng với đó là tích hợp GPS vào để quản lý xe lăn trong một trung tâm, đo về sóng não”, Văn Toàn chia sẻ thêm.

z5611802851417_78f20d381ce2bb9581ed4e1e9973190c

Xe lăn điện dành cho người khuyết tật

Dự án “Smart WheelChair” - Xe lăn điện đa năng hỗ trợ giám sát sức khoẻ người khuyết tật của nhóm các bạn sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội và Học viện Tài chính đã giành giải Nhì SV-Startup 2023 Quốc gia, giải Nhì khởi nghiệp I Startup.

Nguyễn Trang - Ảnh: NVCC

comment Bình luận

largeer