Dương vật của người có xương không?

Dương vật của người có xương không? Ở những loài động vật có vú, dương vật thường có xương còn ở người do quá trình tiến hoá đã biến mất. Tuy nhiên, vấn đề dương vật có xương hay không vẫn luôn được nhiều người quan tâm.
02/01/2018 15:32

 

Dương vật của người có xương không?

Các chuyên gia cho biết dương vật của người mang tính huyết động, ở trạng thái cương cứng là do áp lực máu dồn về gây ra. Còn ở các loài động vật có baculum, áp lực máu đóng vai trò quan trọng nhưng chức năng của nó thúc đẩy cấu trúc xương trong dương vật đạt được sự cương cứng. Điều này đem lại nhiều lợi ích hơn so với tình trạng cương cứng do áp lực máu gây ra.

Duong vat co xuong khong

Dương vật của người có xương không? Dương vật của người hoàn toàn không có xương

Khả năng thụ tinh của giống đực phụ thuộc vào kích thước trục dương vật và khả năng cạnh tranh của tinh trùng. Tuy nhiên nếu không có được lợi thế tiến hoá các phẩm chất mong muốn hay con giống không thể thoát ra ngoài truyền cho thế hệ sau.

Ở nhiều loài động vật, baculum giúp giữ mở bao quy đầu để tinh trùng xuất ra được dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẩu xương nhỏ trong dương vật cũng có chức năng làm tăng thời gian giao hợp cũng như tần suất quan hệ. Ví dụ, một con sư tử cái có thể giao phối tới 100 lần/ngày, đôi khi mỗi cuộc "yêu" chỉ vẻn vẹn 4 phút, nhưng khả năng thụ thai chỉ đạt 38%. Vì vậy, các con sư tử đực cần có khả năng "lâm trận" kiên cường mới có cơ hội tốt nhất để làm cha. Và baculum đã giúp chúng có được khả năng đó.

Các nhà nghiên cứu chia sẻ: "Thời gian trung bình từ lúc xâm nhập đến xuất tinh của nam giới chỉ ít hơn 2 phút. Chế độ chung thủy, nữ giới chỉ chọn cho mình một bạn tình khiến quý ông không phải cạnh tranh nhiều đối thủ nên xương dương vật dần biến mất theo thời gian".

Một vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay, con người, khỉ len và khỉ nhện là những động vật linh trưởng duy nhất thiếu mẩu xương trong dương vật.

Duong vat co xuong khong 3

Cấu tạo dương vật của người

Dương vật ở điều kiện sinh lý bình thường hoàn toàn không có xương mà bao gồm thể hang và thể xốp. Thể hang ở hai bên và mặt trước; thể xốp ở giữa và mặt sau. Thể hang chạy từ góc xương mu ở hai điểm khác nhau rồi chập lại để sinh ra thân dương vật; thể xốp bao quanh niệu đạo từ màng hội âm cho tới miệng niệu đạo.

Nghiên cứu mới nhất sử dụng phương pháp giải phẫu và phân tích dương vật của người. Trong lõi của dương vật người có một lớp lót hay màng bao còn được gọi là bao xơ với nhiều sợi đàn hồi hoạt động giữ cho dương vật cứng chắc như baculum. Bao xơ đóng vai trò làm dây chằng ngoại biên với cấu trúc mạnh mẽ, ngay cả khi mất một số tĩnh mạch vẫn có thể cương mà không cần một cấu trúc xương hoàn chỉnh.

Đây cũng là câu trả lời giải đáp cho những câu hỏi "Vì sao dương vật của người không có xương mà vẫn bị gãy?". Nhóm tác giả nghiên cứu trên cho biết thêm dạng dây chằng ngoại biên đặc biệt này nếu bị đứt có thể mất rất nhiều thời gian để phục hồi so với một mẩu xương bị gãy. Mặc dù không có mẩu xương dương vật nhưng ở người đàn ông vẫn giữ được cấu trúc có chức năng tương tự. Thực tế, cá thể cái cần phải chọn cá thể đực có phẩm cao để bảo đảm cho thế hệ con cái các gen tốt nhất, trong khi một dương vật hoạt động chủ yếu nhờ khả năng huyết động thường đòi hỏi một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào. Đây cũng là tín hiệu phản ánh sự khoẻ mạnh nằm ở cá thể đực.

Hiện tượng dương vật của người bị gãy

Về chức năng sinh lý, dương vật của người có khả năng cương cứng nhờ các cấu trúc của thể cương, mối thể cương có vỏ bọc sợi đàn hồi là bao trắng, tên khoa học Tunica Albuginea. Các thể cương được bó chặt vào nhau bởi một tổ chức có tên là cân Buck. Bộ phận nà giúp duy trì hình dạng của dương vật và cố định nó vào xương mu.

Duong vat co xuong khong 2

Dương vật của người có khả năng cương cứng nhờ các cấu trúc của thể cương

Ở trạng thái cương cứng, dương vật đứng thẳng và rất cứng nhưng khi bao trắng căng ra có thể làm tăng áp lực gây rách được gọi là gãy dương vật. Trường hợp này có thể gặp như tự bẻ dương vật, giao hợp không đúng tư thế... Khi bị gãy dương vật hay bị gập bẻ bởi một lực mạnh, bệnh nhân có thể thấy đau nhói ở gốc dương vật. Ngoài ra, còn có biểu hiện vết bầm, xẹp xuống, ngả màu tím đen, sưng to và có thể lan xuống vìu. Nhiều trường hợp bệnh nhân khi thấy có sự biến dạng của dương vật đã vội đến bệnh viện do ảnh hưởng tâm lý, thực tế cho thấy vẫn đi tiểu được bình thường.

Về xử lý dương vật của người bị gãy, các bác sỹ có thể tiến hành mổ dẫn lưu máu tụ và khâu lại thể hang, phục hồi chức năng sinh lý, tuy nhiên vẫn có thể bị lệch và hơi đau khi cương.

Khuyến cáo được đưa ra đó là không nên tự bẻ dương vật, giao hợp đúng tư thế.

Dương vật của người hoàn toàn không có xương, sở dĩ được gọi là gãy dương vật do các nhà khoa học đặt tên bệnh lý này theo thuật ngữ khoa học.

comment Bình luận

largeer