G7 muốn WHO tiếp tục điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc
"Chúng tôi kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu một nghiên cứu giai đoạn hai kịp thời, minh bạch, khoa học, do chuyên gia dẫn dắt, về nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc, theo khuyến nghị trong báo cáo của các chuyên gia", nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) nhấn mạnh trong tuyên bố chung hôm 13/6, sau ba ngày họp thượng đỉnh ở Cornwall, Anh.
Tuyên bố chung hơn 25 trang này đề cập trực tiếp đến Trung Quốc 4 lần, nhưng rất nhiều lần ám chỉ tới nước này. Nó đề cập đến tham vọng cơ sở hạ tầng "xanh" của G7, vốn được coi là đối thủ của Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhưng chưa tiết lộ nhiều thông tin.

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh, ngày 12/6. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus cho biết việc chuẩn bị cho giai đoạn hai của cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 đang được tiến hành và vấn đề nguồn gốc virus đã được các lãnh đạo G7 thảo luận. Ông kêu gọi Trung Quốc hợp tác để tìm ra khởi nguồn của loại virus này.
"Chúng tôi cần sự hợp tác từ phía Trung Quốc. Chúng tôi cần sự minh bạch để hiểu, biết hoặc tìm ra nguồn gốc của loại virus này sau khi báo cáo cho thấy có những khó khăn về chia sẻ dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu thô", Tedros trả lời phóng viên sau cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo G7 hôm 12/6.
Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại London, Anh hôm nay tuyên bố "thời kỳ một nhóm nhỏ quốc gia quyết định các vấn đề toàn cầu đã qua lâu rồi", cho rằng các nước đều bình đẳng và "các vấn đề thế giới nên được giải quyết thông qua sự tham vấn của tất cả quốc gia". Đây được coi là lời cảnh báo của Bắc Kinh đối với G7.
Nguồn gốc COVID-19 vẫn còn là bí ẩn sau hơn một năm rưỡi những ca nhiễm đầu tiên được báo cáo ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện các nhà khoa học và lãnh đạo thế giới đang kêu gọi điều tra sâu hơn để tìm hiểu liệu loại virus này có nguồn gốc tự nhiên hay bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán.
Một số nước, gồm Mỹ, Anh và Nhật Bản, cho rằng kết quả cuộc điều tra hồi đầu năm do WHO dẫn đầu tại thành phố Vũ Hán vẫn còn sai sót do thiếu minh bạch, thiếu độc lập với Bắc Kinh. Ông Tedros cũng trích dẫn những hạn chế trong khả năng tiếp cận dữ liệu tại Vũ Hán của các nhà khoa học quốc tế, dù Trung Quốc khẳng định nước này đã minh bạch và hoàn thành trách nhiệm điều tra của mình.
(Theo Vnexperss)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am